Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2017 đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 127/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2017
Ngày có hiệu lực 05/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Thanh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/KH-UBND

Lào Cai, ngày 05 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; Thông tri số 03-TT/TU ngày 22/9/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2020 như sau:

A. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN QUA

Những năm gần đây, hệ thống thông tin cơ sở được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh hiện có 164/164 xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh;1.785/2.176 thôn, bản có cụm loa truyền thanh. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã tổ chức 15 lớp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 1.147 lượt cán bộ thông tin cơ sở cấp xã, thôn bản. Lào Cai hiện có 34 bản tin; đã cấp phép trên 600 tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, đơn vị phục vụ thông tin cơ sở. Hoạt động thông tin cơ sở thời gian qua đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.

Tuy nhiên, công tác thông tin cơ sở vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Tính đến năm 2016, có 17 trạm truyền thanh hỏng không hoạt động, 19 trạm truyền thanh hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống truyền thanh ở một số địa phương được đầu tư xây dựng từ trước năm 2010, đến nay đã lạc hậu, xuống cấp, hư hỏng kéo dài, không có thiết bị thay thế phù hợp. Mặt khác, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở một số địa phương có lúc, có nơi thiếu sự quan tâm, chỉ đạo công tác thông tin cơ sở; nội dung thông tin còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn. Cán bộ quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh cơ sở thường xuyên thay đổi, luân chuyển vị trí; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý chưa đáp ng yêu cầu. Nguồn lực cho hoạt động thông tin cơ sở còn hạn chế. Phương thức truyền thông cũ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

B. CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ STRONG TÌNH HÌNH MỚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.

b) Tăng cường thông tin tuyên truyền về cơ sở đến với nhân dân các dân tộc trên địa bàn miền núi; ngăn chặn, đẩy lùi những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ nội dung triển khai, phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia kế hoạch.

b) Công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở phải đảm bảo các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm vùng, miền, tập tục, ngôn ngữ của mỗi địa phương.

c) Đổi mới hình thức tuyên truyền cơ sở. Phát huy sức mnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại chung với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở hiện có và chương trình nông thôn mới để làm tốt công tác thông tin cơ sở.

d) Thông tin chính xác, kịp thời tình hình thời sự, chính trị, những chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh; góp phần tuyên truyền phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội từ cơ sở.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Truyền thông nâng cao nhận thc

a) Tập trung tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, các quy chế, quy định về thông tin cơ sở; ph biến giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở ở địa phương đến cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về tm quan trọng của công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

b) Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thông tin cơ sở. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, nht là người đứng đầu có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở, chú trọng các địa bàn còn nhiều khó khăn, thực hiện chưa tốt. Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, củng cố tổ chức, hoạt động của các thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở hiện có (Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật, nhà văn hóa, thư viện, đội chiếu phim lưu động...) đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

c) Đa dạng nội dung thông tin về cơ sở: Tăng cường thông tin, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở. Cung cấp thông tin thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền (bao gồm: Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương; thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và kiến thức khoa học, kỹ thuật; thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương; thông tin về gương tập thể, cá nhân điển hình trong các lĩnh vực; thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương; thông tin phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, đơn vị cơ sở).

d) Đa dạng hóa các hình thức đưa thông tin về cơ sở: Tăng cường công tác tuyên truyền miệng; thông tin tuyên truyền qua hình thức trực quan (bảng tin, bảng tin điện tử, pa nô, áp phích) và thực hiện Quy chế dân chủ sở cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban Tuyên vận xã, phường, thị trấn và tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố; tuyên truyền qua hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; xuất bản các bản tin thông tin cơ sở, bản tin thông tin cơ sở điện tử (trang thông tin điện tử), tài liệu không kinh doanh,.. hệ thống truyền thanh, truyền hình cấp huyện và hệ thống trạm truyền thanh cơ sở, cụm loa truyền thanh thôn, bản; chương trình truyền thông và tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương; ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại để tổ chức thực hiện công tác thông tin cơ sở.

2. Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin s

a) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin cơ sở.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển thông tin cơ sở.

c) Tổ chức thông tin, quản lý thông tin của hệ thống thông tin cơ sở.

d) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động thông tin cơ sở

đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ