Kế hoạch 1239/KH-UBND về bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/3/2020)

Số hiệu 1239/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2019
Ngày có hiệu lực 17/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Dương Văn Thắng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1239/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 17 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2019 VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ 2020 (TỪ NGÀY 01/7/2019 ĐẾN NGÀY 31/3/2020)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh vviệc ban hành những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Tết Canh Tý 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Tết Canh Tý 2020 (sau đây gọi là Chương trình) triển khai đđảm bảo cân đi cung - cu hàng hóa, bình n thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội; đồng thời, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Chương trình triển khai theo hướng tăng cường xã hội hóa nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các nguồn lực xã hội và tạo điều kiện cho các nguồn lực gắn kết cùng nhau để tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình, nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo phù hợp với những định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh và cả nước.

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng thương mại để vay vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường; khuyến khích doanh nghiệp tăng cường mở rộng đầu tư, hợp tác với đối tác phù hợp tại các tỉnh, thành phố để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và mở rộng thị trường.

- Chương trình thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể.

- Chương trình kết nối các hợp tác xã với các đơn vị phân phối, các khách hàng có nhu cầu nhằm góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và cung ứng hàng hóa ngày càng dồi dào cho thị trường trong tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Các mặt hàng và lượng hàng tham gia Chương trình

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến thời điểm hiện tại là khoảng 1,126 triệu người cùng một số lượng khách vãng lai, nhập cư, kế hoạch này dự kiến phục vụ cho khoảng 1,3 triệu người (khoảng 325.000 hộ).

- Gạo: 13.000 tấn (bình quân 10kg/người/tháng);

- Đường: 1.300 tấn (bình quân 1kg/người/tháng);

- Dầu ăn: 1.300 tấn (bình quân 1 lít/người/tháng);

- Thịt gà: 1.300 tấn (bình quân 1kg/người/tháng);

- Thịt heo: 1.950 tấn (bình quân 1,5kg/người/tháng);

- Trứng gà: 10,4 triệu quả (bình quân 8 quả/người/tháng);

- Rau, củ quả: 5.200 tấn (bình quân 4kg/người/tháng);

- Nước chấm: nước mắm 650.000 lít (bình quân 0,5 lít/tháng), nước tương 650.000 lít (bình quân 0,5 lít/tháng).

1.1. Mặt hàng

- Có 08 mặt hàng thiết yếu gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gà, trứng, nước chấm (nước tương, nước mắm) và rau, củ, quả.

1.2. Dự kiến lượng hàng dự trữ trong 3 tháng

STT

Mặt hàng

Nhu cầu

Tỷ lệ dtrữ (%)

Số lượng dtrữ

Trị giá (đng)

1

Gạo

13.000 tấn

25%

3.250 tấn

39.000.000.000

2

Đường

1.300 tấn

25%

325 tấn

6.500.000.000

3

Dầu ăn

1.300 tấn

25%

325.000 lít

10.725.000.000

4

Thịt gà

1.300 tấn

25%

325 tấn

19.500.000.000

5

Thịt heo

1.950 tấn

25%

487,5 tấn

36.562.500.000

6

Trứng gà

10,4 triệu quả

25%

2.600.000 quả

5.200.000.000

7

Rau, củ, quả

5.200 tấn

25%

1.300 tấn

32.500.000.000

8

Nước chấm:

 

 

 

 

Nước mắm

650.000 lít

25%

162.500 lít

6.792.500.000

Nước tương

650.000 lít

25%

162.500 lít

5.882.500.000

Tổng cộng

 

 

 

162.662.500.000

1.3. Thời gian: 9 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2020.

2. Điều kiện tham gia Chương trình

2.1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh

[...]