Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 122/KH-UBND thực hiện Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 19/06/2012
Ngày có hiệu lực 19/06/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Quận 8
Người ký Nguyễn Thị Ngọc Bích
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Quận 8, ngày 19 tháng 6 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM NĂM 2012

Thực hiện chủ đề “Năm 2011 - Năm vì trẻ em” Quận 8 đã triển khai, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ -TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; kết quả xét công nhận 10/16 phường đạt chuẩn phường phù hợp trẻ em, chiếm tỷ lệ 62,50%.

Hiện nay tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn Quận 8 là 1.185 em, chiếm tỷ lệ 0,28%; đã xảy ra 05 vụ xâm hại tình dục trẻ em (trong đó có 04 trường hợp chưa đủ chứng cứ để khởi tố vụ án hình sự); 17 trẻ vi phạm pháp luật; 04 trẻ bị tai nạn thương tích tử vong.

(Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật).

Ủy ban nhân dân Quận 8 đã ban hành Quyết định số 8901/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em Quận 8 giai đoạn 2011-2015.

Ủy ban nhân dân Quận 8 xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em năm 2012 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn 0,2%.

- Phấn đấu 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.

- Phấn đấu 60% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội:

a) Mục tiêu:

Phấn đấu 70% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.

b) Nội dung:

- Truyền thông các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em:

+ Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 2004, Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004;

+ Luật Lao động, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

+ Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

+ Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 về xây dựng xã phuờng phù hợp với trẻ em,

+ Chương trình Hành động Vì trẻ em 2012 - 2020, Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 6 năm 2009 về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020…

- Cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về dịch vụ chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho gia đình, người giám hộ, cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em.

c) Hình thức truyền thông:

- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Tờ tin Quận 8, hệ thống phát thanh phường về Chương trình bảo vệ trẻ em, trong đó có lưu ý các địa bàn có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các ban ngành, đoàn thể, trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 8 đóng vai trò trung tâm trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi của gia đình, xã hội và cộng đồng về bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng tại những địa bàn trọng điểm.

[...]