Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2022 bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 121/KH-UBND
Ngày ban hành 16/05/2022
Ngày có hiệu lực 16/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Lưu Trung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 02-4-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tính, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên, tôn vinh và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, gìn giữ giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là VHPVT) của dân tộc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa của tỉnh.

- Nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác đầu tư tu bổ, phục hồi, quản lý và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

2. Yêu cầu

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT.

- Xây dựng kế hoạch triển khai và giải pháp cụ thể từng hoạt động theo quy định của Luật Di sản văn hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư.

- Phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy các giá trị của di tích và di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy các giá trị các di tích và di sản VHPVT (đính kèm phụ lục I)

a) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện ở phạm vi toàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện ở phạm vi mình quản lý:

- Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, đề án nhằm bảo vệ và phát huy tốt các giá trị các di tích và di sản VHPVT của địa phương. Tăng cường tuyên truyền, triển khai sâu rộng Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chương trình hành động số 53-CTr/TU, ngày 27/8/2014 của Tỉnh ủy, trong đó quan tâm đúng mức yêu cầu và nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích và di sản VHPVT tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa làm nền tảng và động lực để phát triển du lịch.

- Tăng cường tuyên truyền Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; các văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành Trung ương về công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích và di sản VHPVT. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa thông qua nhiều hình thức truyền thông phù hợp như: báo, đài, trang thông tin điện tử, ấn phẩm văn hóa, biên soạn tài liệu, tổ chức các hội thi, các lớp đào tạo, tập huấn về di sản văn hóa...

- Tích cực vận động Nhân dân tham gia công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT; kịp thời ngăn chặn các hoạt động tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo di tích. Xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử văn hóa, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm tham quan du lịch là di tích tuyên truyền đến khách du lịch.

- Sưu tầm, cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu các di tích và di sản VHPVT ở cơ sở để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng, chính quyền địa phương các cấp về tầm quan trọng, giá trị và tiềm năng của di tích và di sản VHPVT tỉnh Kiên Giang.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua các biện pháp tuyên truyền trong các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích, các cuộc sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản tại địa phương. Khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích và di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về văn hóa biển, đảo Kiên Giang, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển.

c) Sở Du lịch: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tuyên truyền, quảng bá về giá trị của các di tích và di sản VHPVT đến các đơn vị kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên, cộng đồng dân cư (tại khu vực di tích, di sản và lân cận) và khách du lịch.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện tốt chương trình, kế hoạch “Học tập suốt đời ở Thư viện, Bảo tàng”; tổ chức đưa học sinh đến tham quan, nghiên cứu và học tập ở Bảo tàng; xây dựng các chương trình giáo dục cho đối tượng học sinh phổ thông để lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh các cấp kiến thức về các di tích và di sản VHPVT để tạo nguồn nhân lực lâu dài tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích và di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên, học viên trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và di sản VHPVT; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm phù hợp với chương trình của trường học.

đ) Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang: Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích và di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chuyên mục tìm hiểu về các di tích và di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ