Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 về tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 119/KH-UBND
Ngày ban hành 08/06/2020
Ngày có hiệu lực 08/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 119/KH-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ “HÀ NỘI 2020 - HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN”

Thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 22/4/2020 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Thông báo số 2630-TB/TU ngày 01/6/2020 của Thành ủy Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Việc tổ chức Hội nghị sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi sẽ là thông điệp mạnh mẽ của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhằm thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, ổn định cho các nhà đầu tư lựa chọn. Qua hội nghị, thành phố Hà Nội tiếp tục thể hiện quyết tâm là địa phương tiên phong đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh trong năm 2020; đồng thời cũng là giải pháp căn cơ nhằm tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh để kêu gọi đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước, thu ngân sách trên địa bàn đạt dự toán được giao.

- Gặp mặt các nhà đầu tư, doanh nghiệp; đại diện các Đại sứ quán, cơ quan tham tán thương mại, Văn phòng đại diện của các nhà đầu tư nước ngoài, các Hiệp hội, tổ chức Việt Nam và quốc tế nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế thông qua việc quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thủ đô và của các địa phương trong vùng.

- Báo cáo kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội các năm từ 2016 đến năm 2019 và đến nay, tiếp tục mời các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào Hà Nội những năm tiếp theo.

2. Yêu cầu:

- Đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn và có giải pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc trao Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án tại Hội nghị theo đúng quy định; bám sát và tuân thủ định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 được nêu tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, đảm bảo thu hút có chọn lọc các dự án phù hợp với cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

- Hình thức tổ chức Hội nghị trang trọng; nội dung cụ thể, rõ ràng, thể hiện được vị thế của Thủ đô.

II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

1. Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển”:

1.1. Thời gian, địa điểm;

- Thời gian: 7h00-12h00 ngày 27/6/2020 (thứ Bảy)

- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc gia (NCC); Cổng số 1, Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1.2. Thành phần đại biểu, khách mời: Khoảng 1.400 -1.500 khách

a) Đại biểu Trung ương: Khoảng 50 đại biểu

- Thủ tướng Chính phủ;

- Lãnh đạo Quốc hội;

- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng;

- Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Bộ trưởng các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam...;

- Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).

b) Đại biểu quốc tế: Khoảng 80 đại biểu.

- Đại sứ các nước tại Việt Nam và các tham tán thương mại;

- Đại diện các tổ chức, hiệp hội quốc tế như: WB, ADB, AFD, JICA, JETRO, JBIC, KOIKA, KOTRA, AMCHAM, EUROCHAM, KORCHAM, JBAV, các hiệp hội quốc tế khác...

[...]