Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 về phát triển doanh nghiệp công nghệ số hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 117/KH-UBND
Ngày ban hành 11/05/2021
Ngày có hiệu lực 11/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Mười
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Công văn số 1080/BTTTT-CNTT ngày 30/3/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 02 doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới, tối thiểu 05 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực; giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 06 doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới và trên 10 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực.

- Định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp gia công, lắp ráp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông trên địa bàn tỉnh chuyển dịch sản xuất kinh doanh từ bị động về công nghệ số sang chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký mới trong lĩnh vực công nghệ cung cấp các giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về chính sách

a) Xây dựng các chính sách khuyến khích về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về thủ tục tiếp cận, gia nhập thị trường.

b) Hỗ trợ trong việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới ứng dụng công nghệ số tại Tiền Giang. Cụ thể như, tiến hành các khung thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox) cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các phát kiến đổi mới trong điều kiện thị trường thực tế.

c) Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Tiền Giang, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, giáo dục thông minh, y tế thông minh, dịch vụ đô thị thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh,...

2. Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

a) Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 01 đến 02 doanh nghiệp công nghệ số tại Tiền Giang phát triển sản phẩm số trọng điểm của tỉnh, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Tiền Giang trước năm 2025.

b) Phát triển tối thiểu 01 đến 02 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025.

c) Tổ chức hoạt động kết nối, điều phối các tổ chức soc (Security Operation Center) để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hoạt động của các doanh nghiệp trên không gian mạng, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ số.

d) Tổ chức Diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh, kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số trong và ngoài nước tham gia nhằm mục đích xúc tiến doanh nghiệp công nghệ số đầu tư tại Tiền Giang.

3. Về tuyên truyền

a) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tuyên truyền chiến lược “Make in Viet Nam” để các doanh nghiệp công nghệ số thực hiện tốt chiến lược này.

b) Tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội; tích cực sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh và của Việt Nam trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.

c) Tổ chức truyền thông rộng rãi mang tính quốc tế về tầm quan trọng của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch, tài nguyên và môi trường, tài chính, nông nghiệp,...; giúp quảng bá được Tiền Giang là thị trường tiềm năng, là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số trong nước và quốc tế đầu tư vào tỉnh.

d) Tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn an ninh trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng.

4. Giải pháp khác

Chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ số.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia triển khai Kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]