Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2018 về cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2019

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2018
Ngày có hiệu lực 20/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Hải Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 76/2013/NQ-CP ngày 13/6/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Đưa cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, là giải pháp quan trọng, làm cơ sở để thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, hoàn thành các Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019;

- Giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính hướng tới nền hành chính phục vụ;

- Hiện đại hóa nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, thống nhất nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Phấn đấu nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố cần xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trên cơ sở tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện gắn với các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị mình;

- Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính;

- Chủ động nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng những sáng kiến, giải pháp, cách làm mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Cải cách thể chế

- Đảm bảo 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong xây dựng và thực hiện văn bản QPPL được ban hành.

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành theo đúng quy định; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các văn bản có nội dung không đúng quy định của pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực, thiếu đồng bộ hoặc không còn phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương.

- Tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các chính sách liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, người dân theo quy định.

- Thực hiện theo dõi thi hành pháp luật theo quy định, nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Kịp thời đăng tải, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành lên Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh thuộc Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật theo đúng quy định.

2. Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- 100% thủ tục hành chính (TTHC) được công bố đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, đúng thời hạn, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC.

- 100% TTHC được công khai, minh bạch theo quy định tại Bộ phận một cửa của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị.

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các TTHC theo quy định của pháp luật; thực hiện tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính; gắn với đẩy mạnh công tác truyền thông về kiểm soát TTHC nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu và tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC; đảm bảo các TTHC liên quan đến tổ chức, cá nhân được triển khai thực hiện theo đúng quy định.

- 100% TTHC được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm hành chính công cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

[...]