Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2017 triển khai Dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2017
Ngày có hiệu lực 18/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI DỰ ÁN “TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢM NGHÈO VỀ THÔNG TIN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020.

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020; nhằm triển khai và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung Truyền thông và giảm nghèo về thông tin trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai Dự án: “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 -2020, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thông qua việc triển khai và thực hiện các nội dung truyền thông và giảm nghèo về thông tin nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thông tin - truyền thông về công tác giảm nghèo cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở trên địa bàn tỉnh;

- Tng bước đầu tư xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất về thông tin và truyền thông nhằm đáp ng yêu cầu phục vụ công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, xã nghèo và huyện nghèo trên địa bàn tỉnh; Nâng cao khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin và truyền thông cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên gii, hải đảo.

2. Yêu cầu

- Các nội dung, hoạt động truyền thông và giảm nghèo về thông tin phi được triển khai đồng bộ và hiệu quả;

- Có sự phối hợp đồng bộ, sự tham gia tích cực giữa các ngành, các cấp và các địa phương trong tỉnh.

II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thanh Hóa là một tỉnh có địa bàn rộng, dân số đông, địa hình phức tạp, là một tỉnh có nhiều huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết 30a. Đặc biệt là 11 huyện miền núi phía Tây của tỉnh dân cư sống phân tán, có nhiều đồi núi cao, đường giao thông đi lại khó khăn. Trong những năm qua đời sống vật chất và tinh thn của nhân dân đã và đang tng bước được cải thiện đáng kể. Đó là kết quả của việc thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng và Nhà nước; sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự triển khai tích cực, đồng bộ các chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được nhng thành tích, kết quả quan trọng. Tuy nhiên theo báo cáo kết quả tng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiu năm 2015, toàn tỉnh hiện có 128.893 hộ nghèo, chiếm tlệ 13,51% tng shộ toàn tỉnh (trong đó: khu vực miền núi là 25,32%; khu vực 7 huyện nghèo là 33,17%; các huyện đồng bằng, ven biển là 10,91%; thành phố, thị xã là 4,58%). Số hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số tiếp cận các dịch vụ cơ bản về thông tin và truyền thông cao (sử dụng dịch vụ viễn thông 17,72%, có tài sản tiếp cận thông tin 15,21%).

1. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở trên địa bàn tỉnh

1.1. Nguồn nhân lực cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông cơ sở ở cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Tại cấp huyện, trung bình mỗi huyện có 01 cán bộ thuộc phòng Văn hóa & Thông tin phụ trách công tác thông tin truyền thông cơ sở; 8-15 cán bộ công tác tại Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện. Tổng số cán bộ làm công tác thông tin cơ sở của cấp huyện là: 378 người.

- Tại cấp xã, trung bình mỗi xã có 03 cán bộ làm công tác văn hóa - xã hội và truyền thanh cơ sở (01 cán bộ công chức văn hóa; 01 công chức Lao động-Thương binh và xã hội; 01 cán bộ bán chuyên trách công tác truyền thanh cấp xã).

1.2. Hiện trạng cơ sở vật chất thông tin cơ sở tại địa phương

- Hệ thống đài Truyền thanh - Truyền hình do cấp huyện quản lý: Hiện trên địa bàn tnh 27/27 huyện, thị, thành phố có hệ thống đài truyền thanh tiếp sóng chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam, chương trình của Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và tsản xuất các chương trình tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương; 16/27 huyện có hệ thống các trạm phát lại truyền hình với tổng số 50 trạm, tiếp sóng các kênh chương trình của Đài truyền hình Việt Nam (VTV1,VTV2, VTV3) và kênh chương trình của Đài truyền hình Thanh Hóa.

- Hệ thống Đài truyền thanh cấp xã (cơ sở): Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở đang tng bước được đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp thay thế hệ thống đài truyền thanh cơ sở có công nghệ lạc hậu, bị hư hỏng nhiều, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền các đường li, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phn lớn hệ thng Đài truyền thanh cơ sở được đầu tư từ lâu, công nghđã lạc hậu, do đó bị hư hỏng nhiu, hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt là các xã thuộc khu vực 11 huyện min núi do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều vùng lõm, vì vậy nhiu thôn, bản chưa có các cụm loa kết nối với hệ thống đài truyền thanh xã. Do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đng, chính sách, pháp luật của nhà nước và công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương đến người dân.

2. Các hoạt động, chương trình truyền thông đưa thông tin về sở

2.1. Về phát hành báo chí

Căn cứ Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi vùng đặc biệt khó khăn, theo đó các đối tượng được hưởng như sau: UBND các xã vùng dân tộc miền núi được cấp 04 loại hình báo, tạp chí trong năm với slượng: 220 kỳ/ năm; Thôn bản đặc biệt khó khăn của xã thuộc khu vực I, II, III được cấp 01 loại ấn phẩm Báo Dân tộc Miền núi; Người có uy tín được cấp 02 n phẩm là chuyên trang “Dân tộc thiu số và Min núi” của Báo Nhân Dân hàng ngày; chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” của Tạp chí Cộng sản; Hội đồng nhân dân xã vùng dân tộc miền núi được cấp 01 tờ Dân tộc thiu s và Min núi của Báo Đại biểu nhân dân; UBMTTQ xã khu vực III và Ban công tác Mặt trận thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn KV III được cấp 01 ấn phẩm chuyên đề Dân tộc thiểu số và Miền núi của Báo Đại đoàn kết....Tng cộng hàng năm, Trung ương cấp cho Thanh Hóa trên 20 loại báo, tạp chí. Chương trình này góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; giúp đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước, cũng như góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống tinh thần của người dân.

2.2. Về công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, phát thanh truyền hình

Các cơ quan báo chí trong tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; chđộng tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với nhân dân, thực hiện tốt quyền thông tin và được thông tin của nhân dân. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, hàng năm đều quan tâm xây dựng Kế hoạch tuyên truyền cho 11 huyện miền núi, tập trung các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội lớn; tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như các chương trình: Phát triển kinh tế trang trại, phủ xanh đất trống đồi trọc, công tác phòng cháy, cha cháy rng, mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình miền núi đối với đồng bào trong tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cũng đã xây dựng các chuyên mục tiếng dân tộc (tiếng Thái và tiếng Mông) để tuyên truyền về các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, khuyến lâm.

Bên cạnh đó Báo Thanh Hóa xuất bản phụ trương miền núi phát hành vào thứ 7 tun thứ 2 và tun thứ 4 hàng tháng; các báo của tỉnh thường xuyên có nhiều bài viết, bản tin trên các n phẩm báo chí, duy trì và thực hiện hiệu quả các chuyên mục: “Chuyên mục vì người nghèo”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Vùng cao hôm nay”, “Khuyến nông, khuyến lâm”, “Chính sách Pháp luật”,… Bình quân hàng tháng có hàng chục tin, bài, ảnh và phóng sự, tin tức thời sự về công tác giảm nghèo trên địa bàn, góp phần rất ln trong tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người dân.

2.3. Về hoạt động truyền thông, tăng cường đưa thông tin về cơ s

- Đối với hoạt động truyền thông do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:

Trong giai đoạn 2010 - 2015, kinh phí trung ương hỗ trợ 14,871 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ nâng cao năng lực giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ các cấp, truyn thông, tuyên truyền các chính sách giảm nghèo; giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Kết quả đã tổ chức gần 500 cuộc đối thoại chính sách; hơn 60 lớp tập hun cho hơn 4.000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp thực hiện 10 phóng sự truyền hình, in hơn 73.000 tờ rơi, lắp đặt 27 pano giới thiệu về Chương trình giảm nghèo. Định kỳ hàng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả giảm nghèo về Ban Chỉ đạo tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

[...]