Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất giai đoạn đến 2020 theo Quyết định 1675/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2017
Ngày có hiệu lực 29/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Nông Văn Chí
Lĩnh vực Bất động sản,Vi phạm hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 29 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1675/QĐ-TTG NGÀY 29/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường; các cấp, các ngành đã chú trọng đến việc quản lý, sử dụng đất, đưa việc quản lý đất đai ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, qua kết quả thanh, kiểm tra và thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai như: Sử dụng đất sai mục đích, tự ý cho thuê lại quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng trái pháp luật, nhiều tổ chức, đơn vị sử dụng đất được giao, cho thuê không hiệu quả, để bị lấn chiếm gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai...; tại một số địa phương công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo, việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất: đai chưa quan tâm đúng mức chưa tuân thủ đúng trình tự quy định của pháp luật.

Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất giai đoạn đến 2020; nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất, chn chỉnh việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất giai đoạn đến 2020, nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, về đất đai đđáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai;

- Qua thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai đtuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân; rà soát đánh giá hệ thống pháp luật và tình hình chấp hành pháp luật đất đai; đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

2. Yêu cầu

- Việc thanh tra, kiểm tra bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được thanh tra, kiểm tra,

- Kết quả thanh tra được tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo đúng quy định. Tổng hợp kết quả thanh tra, kết quả xử lý, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai

a) Kiện toàn, tăng cường năng lực cho Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan thanh tra trực thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về đất đai cho công chức, viên chức thực hiện thanh tra đất đai.

Thời gian thực hiện trong năm 2017.

b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai:

- Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện thiết lập, công bố rộng rãi và thông báo thường xuyên về đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

- Yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai:

+ Việc tiếp nhận thông tin phản ánh theo nhiều hình thức: Điện thoại, thư điện tử, qua đường bưu điện;

+ Phải có cán bộ thường trực tiếp nhận thông tin phản ánh;

+ Xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của từng cơ quan quản lý đất đai các cấp;

+ Mọi thông tin phản ánh tiếp nhận phải được ghi vào sổ sách để theo dõi, đôn đốc thực hiện;

+ Các thông tin phản ánh rõ nội dung sai phạm và có địa chỉ rõ ràng đều phải được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra để giải quyết triệt để theo đúng quy định của pháp luật đất đai và các quy định khác có liên quan;

+ Kết quả giải quyết các thông tin phản ánh được tổng hợp gửi về cơ quan tiếp nhận thông tin để theo dõi, tổng hợp báo cáo. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tng hp, báo cáo kết quả tiếp nhận, giải quyết các thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai ở địa phương gửi về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 30 tháng 11 hàng năm theo yêu cầu.

c) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về đất đai cho người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Thông qua các hình thức phù hợp, các ngành, các cấp tăng cường thực hiện tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về đất đai cho người sử dụng đất để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai.

[...]