Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 1075/KH-TCDL năm 2018 về Phát động phong trào xã hội hóa nhà vệ sinh cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm do Tổng cục Du lịch ban hành

Số hiệu 1075/KH-TCDL
Ngày ban hành 10/08/2018
Ngày có hiệu lực 10/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tổng cục Du lịch
Người ký Ngô Hoài Chung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
TỔNG CỤC DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1075/KH-TCDL

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO XÃ HỘI HÓA NHÀ VỆ SINH CHO KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC ĐỊA BÀN DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM

Những năm gần đây, Du lịch Việt Nam liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng với chất lượng ngày càng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở hạ tầng dịch vụ lưu trú du lịch tại nhiều địa phương được đầu tư đồng bộ, đạt đẳng cấp quốc tế. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch đang từng bước được cải thiện cả về chất lượng và số lượng. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đề ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp lớn cho ngành Du lịch, đồng thời xác định cần sự vào cuộc của cả xã hội, các ngành, các cấp để tăng hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách khi đến Việt Nam. Một trong những việc cụ thể để tạo sự thoải mái cho khách du lịch đó là cung cấp nhà vệ sinh đạt chuẩn cho khách du lịch.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đảm bảo nhà vệ sinh đạt chuẩn cho khách du lịch, ngay từ năm 2012 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai nhiệm vụ xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch tại các địa phương. Tuy nhiên do kinh phí có hạn, việc triển khai ở các địa phương chưa đạt được kết quả mong muốn. Hệ thống nhà vệ sinh dành cho khách du lịch chưa đáp ứng nhu cầu, vẫn còn nhiều điểm du lịch chưa được đầu tư nhà vệ sinh hoặc đã có nhưng còn để mất vệ sinh, thiếu nước hoặc các trang thiết bị cần thiết. Ngoài ra tại nhiều khu sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, trục đường quốc lộ... số lượng nhà vệ sinh công cộng còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch.

Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai nhiệm vụ “Tổ chức phát động xây dựng và xã hội hóa nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch”, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức phát động triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh cho khách du lịch với biểu tượng “Thoải mái như ở nhà - Comfort as home” tại các địa bàn du lịch trọng điểm, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Phát huy nguồn lực có sẵn nhằm xã hội hóa nhà vệ sinh cho khách du lịch nhằm tạo thuận lợi và nâng cao sự hài lòng của khách du lịch.

- Phổ biến nhân rộng những cách làm tốt, những mô hình hay trong việc xã hội hóa nhà vệ sinh cho khách du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm.

- Góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống Văn hóa văn minh, thể hiện sự thân thiện, hiếu khách của người dân, thực hiện tốt Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo tất cả nhà vệ sinh đăng ký tham gia phải sạch sẽ, lau dọn thường xuyên và an toàn cho khách du lịch.

- Các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham gia trên tinh thần tự nguyện.

- Tối đa hóa nguồn kinh phí xã hội hóa nhằm giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.

II. Nội dung

1. Phát động phong trào xã hội hóa nhà vệ sinh dành cho khách du lịch nhằm vận động nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, cơ sở mua sắm, cơ sở kinh doanh du lịch, cây xăng, nhà ga, bến cảng, điểm dừng chân ... (sau đây gọi tắt là các tổ chức) mở cửa cho khách du lịch sử dụng miễn phí hoặc tự nguyện đóng góp kinh phí duy trì hoạt động nhà vệ sinh. Ngoài bồn cầu, hệ thống đèn chiếu sáng, nhà vệ sinh phải được trang bị một số vật dụng và thiết bị tối thiểu như giấy vệ sinh, gương soi, bồn rửa tay, nước rửa tay, sọt rác...

2. Các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm đăng ký tham gia và phối hợp với các Hiệp hội du lịch, hiệp hội doanh nghiệp và chính quyền địa phương liên quan thực hiện:

- Truyền thông logo nhận diện nhà vệ sinh cho khách du lịch trên địa bàn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Vận động các tổ chức tham gia phong trào trên tinh thần tự nguyện. Tổ chức tiếp nhận đăng ký tham gia và hướng dẫn lắp đặt Logo nhận diện nhà vệ sinh dành cho khách du lịch tại trước cửa các công trình ở những nơi dễ nhìn. Logo nhận diện nhà vệ sinh được thiết kế theo mẫu quy định trên trang mạng của Tổng cục Du lịch, in trên chất liệu bền, đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Khảo sát hiện trạng nhà vệ sinh của các tổ chức tham gia nhằm đánh giá hiện trạng trước khi đưa vào sử dụng. Trường hợp nhà vệ sinh chưa đạt yêu cầu, đề nghị tổ chức nâng cấp, sửa chữa hoặc trang bị thêm một số trang thiết bị cần thiết.

- Xây dựng đề án, kêu gọi xã hội hóa nâng cấp, trang bị các thiết bị cần thiết cho các nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn.

- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện tại địa phương, duy trì sự tham gia phong trào của các tổ chức. Khen thưởng cho những tổ chức có đóng góp tích cực cho phong trào. Tháo gỡ Logo nhận diện nhà vệ sinh dành cho khách du lịch tại các cơ sở không đủ tiêu chuẩn hoặc theo đề nghị của các tổ chức.

- Định kỳ báo cáo tình hình, tiến độ triển khai thực hiện 6 tháng/lần về Tổng cục Du lịch để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

III. Tổ chức thực hiện

1. Cơ quan chủ trì: Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2. Cơ quan phối hợp thực hiện:

- Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành tại các địa bàn du lịch trọng điểm;

- Các Hiệp hội Du lịch và Hiệp hội doanh nghiệp;

[...]