Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 về nâng cao nhận thức; đào tạo, tập huấn, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 105/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2022
Ngày có hiệu lực 20/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NHẬN THỨC; ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 06/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch Nâng cao nhận thức; đào tạo, tập huấn phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.

- Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025.

- Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

2. Mục tiêu

- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ Ban quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

- 100% cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

- 80% số người dân trong độ tuổi lao động biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- Hình thành đội ngũ chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa chuyển đổi số trong toàn tỉnh.

- Xây dựng mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ cấp tỉnh đến cấp xã với đội ngũ thành viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt chuyển đổi số trong các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức.

- Người dân được cung cấp thông tin, tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.

3. Yêu cầu

- Xác định đầy đủ, cụ thể các nhiệm vụ triển khai thực hiện theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

- Phân công nhiệm vụ và phối hợp thực hiện gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng.

- Có sự tham gia tích cực, toàn diện của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Định kỳ hằng quý có kiểm tra, báo cáo đánh giá và công bố kết quả thực hiện cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy Nâng cao nhận thức phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tổ chức các nội dung nâng cao nhận thức, tuyên truyền thực hiện chuyển đổi số của tỉnh

[...]