Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 1044/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 279/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 1044/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2024
Ngày có hiệu lực 07/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hoàng Xuân Tân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1044/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 07 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 279/QĐ-TTG NGÀY 04/4/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT THỰC HIỆN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2024 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030” (gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ và lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)

2. Yêu cầu

- Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024, yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả, bảo đảm tính khả thi.

- Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Triển khai các nhiệm vụ của Đề án đồng bộ và lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn 1 (năm 2024 và năm 2025)

- Số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) phù hợp với ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 20% so với số lượng năm 2023.

- Bổ sung mới ít nhất 10% đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức người DTTS so với năm 2023; mỗi thôn, bản có ít nhất 01 tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS; trong đó ưu tiên lựa chọn, bồi dưỡng già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Bảo đảm 100% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; bảo đảm 100% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại địa bàn này được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn.

2. Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)

- Xây dựng chính sách thu hút đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và các lực lượng khác trong xã hội tham gia PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi.

- Đến hết năm 2030, 100% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS phù hợp với ngôn ngữ tại địa phương.

- Tiếp tục kiện toàn, bổ sung mới đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Bảo đảm tăng thêm ít nhất 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tham gia làm báo cáo viên pháp luật so với giai đoạn 1. Đến hết năm 2030, mỗi thôn, bản có ít nhất 03 tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Đối tượng: Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện tuyên truyền, PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS&MN; các cá nhân được huy động, được mời tham gia thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Kế hoạch được triển khai thực hiện tại các đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh có đơn vị cấp xã thuộc vùng đồng bào DTTS&MN theo quy định của pháp luật.

3. Thời gian thực hiện Kế hoạch: Từ năm 2024 đến hết năm 2030.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

a) Tổ chức quán triệt, truyền thông nhằm thống nhất nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL, nhất là chính quyền cấp cơ sở về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL nói chung, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN nói riêng.

- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện)

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

[...]