Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 104/KH-UBND
Ngày ban hành 04/07/2022
Ngày có hiệu lực 04/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Xuân Trường
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 04 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2022 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”; Công văn số 3320/BGDĐT-GDTX ngày 06/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022 - 2030”; sau khi xem xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1380/TTr-SGDĐT ngày 22/6/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022- 2030” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây viết tắt là Kế hoạch), với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021.

- Đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ số và dạy học trực tuyến trong tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập; mọi người dân đều có quyền lợi được học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.

- Duy trì và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ và cộng đồng; xây dựng môi trường học tập suốt đời tại nơi làm việc đáp ứng các yêu cầu về năng suất, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức và tác phong văn hóa nghề nghiệp.

- Đưa nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập vào nội dung đánh giá thi đua hằng năm; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

2. Yêu cầu

- Tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước và hội nhập quốc tế.

- Kế hoạch thực hiện Đề án phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các mô hình học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù cần học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu xã hội và gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng lần thứ 4 về hội nhập quốc tế.

- Phân công rõ trách nhiệm các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập, bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

- 100% các huyện, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2;

- 100% các huyện, thành phố duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 04 tuổi;

- Duy trì 100% các huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 một cách bền vững;

- 100% các huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

b) Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân

- 60% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin;

- 60% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống;

- 50% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật (trong đó 12% dân số có trình độ đại học trở lên);

c) Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

[...]