Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 102/KH-UBND
Ngày ban hành 11/06/2019
Ngày có hiệu lực 11/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 11 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP NGÀY 21/3/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở phân cấp hp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) đảm bảo sự quản lý thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của địa phương.

2. Yêu cầu

- Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

- Tuân thủ nguyên tắc phối hp quản lý theo ngành và lãnh thổ; phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, trách nhiệm gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

- Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện phân cấp và xử lý trách nhiệm; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

Đẩy mnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung Nghị quyết số 21/NQ-CP, nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đạt được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo mục tiêu Nghị quyết đề ra.

2. Các lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

a) Quản lý ngân sách nhà nước: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gắn với đổi mới phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo tính chủ động của ngân sách địa phương và phù hợp với trình độ quản lý của mỗi cấp.

b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

- Xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với thẩm quyền của cấp ra quyết định.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch nhiệm vụ được giao, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn phát triển vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Quản lý đầu tư (đối với đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ): Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công trên cơ sở bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về quy hoạch, cơ chế, chính sách và cân đối nguồn lực một cách chủ động, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.

d) Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức: Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức gắn với phân cấp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng ngành, lĩnh vực.

đ) Quản lý đất đai: Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh về đất đai, trong đó tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cấp tỉnh đối với cơ quan quản lý đất đai tại các địa phương.

e) Các lĩnh vực khác: Đảm bảo sự thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh về ngành, lĩnh vực thuộc địa phương; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; tổ chức, rà soát, đánh giá lại các nội dung đã phân cấp cho cơ quan, đơn vị và đề xuất theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp quy định hiện hành.

3. Giải pháp

a) Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về ngành, lĩnh vực theo các nội dung sau:

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, loại bỏ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, phù hợp với nội dung đã phân cấp.

- Giảm hợp lý các loại giấy phép và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép; thường xuyên rà soát, giám sát, đánh giá quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, xử lý nghiêm việc soạn thảo và ban hành trái thẩm quyền các quy định về điều kiện kinh doanh; rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính và chỉnh sửa quy trình giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp còn chưa phù hợp quy định.

- Ban hành các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức thay cho việc cấp phép (hoặc xin phép và cho phép) trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối vi ngành, lĩnh vực. Hạn chế quản lý nhà nước bằng hình thức ban hành văn bản chấp thuận hoặc cho ý kiến đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý. Chỉ thực hiện thẩm tra, thẩm định để kiểm soát, bảo đảm tính thống nhất về chất lượng, hiệu quả trong quản lý và tránh thất thoát lãng phí.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn trong hoạt động công vụ; đặc biệt đối với các quy trình thủ tục phục vụ, giải quyết các yêu cầu của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

[...]