Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 35/CT-TTg về tăng cường công tác lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 10/01/2018
Ngày có hiệu lực 10/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Xuân Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 10 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 35/CT-TTG NGÀY 07/9/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ CÔNG VIỆC VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ, TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN, LƯU TRỮ LỊCH SỬ

Căn cứ Chthị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch s; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chthị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về công tác lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch s.

- Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và địa phương; đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, đánh giá người đứng đu các ngành, các địa phương gắn với công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.

2. Yêu cầu:

- Triển khai đồng bộ, thống nhất, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và địa phương trên toàn thành phố, từng bước đưa công tác văn thư, lưu trữ của thành phố Hải Phòng đi vào nề nếp, phục vụ công tác cải cách hành chính, chỉ đạo điều hành và thực thi công vụ.

- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện nghiêm công tác lập hồ sơ, công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử; giải quyết dứt điểm tài liệu tồn đọng từ năm 2015 trở về trước tại các cơ quan, tổ chức; bố trí kho lưu trữ đảm bảo diện tích và các trang thiết bị bảo quản tài liệu; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản và lập hồ sơ điện tử.

II. CHỈ TIÊU

1. 100% công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố được tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ, Chthị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ (Thực hiện trong quý I/2018).

2. 100% cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm việc lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử (Thực hiện từ năm 2018).

3. 100% cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo quy định tại Điều 9 và Điều 19 Luật Lưu trữ (Thực hiện trong năm 2018).

4. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các Sở, ban, ngành kiểm tra, hướng dẫn được từ 70 đến 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Sở Nội vụ kiểm tra, hướng dẫn được t30 đến 40% cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sthành phố.

5. Đến năm 2021, các ngành, các cấp, các đơn vị giải quyết dứt điểm tài liệu hình thành từ năm 2015 trvề trước đang bó gói, tồn đọng tại cơ quan, đơn vị.

6. Các cơ quan, tổ chức và địa phương bố trí được kho lưu trữ đảm bảo diện tích và các trang thiết bị nhằm bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ.

7. Đến năm 2020, 100% các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường sử dụng phần mềm quản lý văn bản giải quyết công việc và lập hồ sơ điện tử về văn thư, lưu trữ; đến năm 2021, thiết lập thực hiện ở các xã, thị trấn.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến:

Tổ chức các Hội nghị tập huấn, tuyên truyền; đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức và địa phương các văn bản có liên quan. Nâng cao nhận thức của từng cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm trong công tác lập hồ sơ công việc, thu thập hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử.

2. Xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức, viên chức trong việc lập hồ sơ công việc, giao nộp hồ , tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử:

Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành đúng các quy định về văn thư, lưu trữ và công tác lập hồ sơ công việc, thu thập hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch s; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, đơn vị và địa phương mình quản lý.

3. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu tr cơ quan, lưu trlịch sử thành phố:

Tổ chức rà soát, hệ thống các văn bản của thành phố hướng dẫn lập hồ sơ công việc (bao gồm cả việc lập hồ sơ điện ttheo quy định của Bộ Nội vụ) và thu thập hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử, bổ sung và hoàn thiện đầy đlàm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện được đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả tại các cơ quan, đơn vị.

4. Hướng dẫn, kiểm tra việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử:

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, trong đó tập trung vào công tác lập hồ sơ công việc, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch stại các cơ quan, tổ chức và địa phương theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và thu nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan để kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện.

5. Giải quyết tài liệu tồn đọng hình thành từ năm 2010 đến năm 2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử thành phố:

[...]