Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới do tỉnh Bến Tre ban hành
Số hiệu | 05/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/01/2024 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Nguyễn Minh Cảnh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 01 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Thông báo số 475/TB-VPCP ngày 18 tháng 11 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT- TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
1. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số 01/CT-TTg).
2. Kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã được nêu trong kết luận.
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 47-CT/TW, Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư; Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị số 01/CT-TTg, Công điện số 825/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về tăng cường công tác PCCC.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về PCCC, xây dựng, điện lực, kịp thời khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót, nhất là ở cơ sở. Tiếp tục tổng rà soát, kiểm tra về công tác PCCC, nhất là đối với chung cư, nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao,... Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nguồn lực xã hội cho việc phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, hậu cần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới; trong đó, tập trung nâng cao năng lực của lực lượng PCCC; củng cố các lực lượng tại khu dân cư, cơ sở; làm tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch hạ tầng (giao thông, nguồn nước,...); xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng làm nhiệm vụ chữa cháy và CNCH;...
4. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng của người dân về PCCC và CNCH, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, điển hình về PCCC. Các phương tiện thông tin đại chúng dành thời lượng phù hợp, ưu tiên khung giờ nhiều người theo dõi để tuyên truyền về công tác này.
5. Coi trọng và tập trung thực hiện tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, xác định đây là nhiệm vụ chính, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bài bản; hoạt động chữa cháy và CNCH phải chuyên nghiệp, hiện đại.
6. Nghiên cứu, phối hợp tham mưu xây dựng, điều chỉnh các quy định về chính sách, pháp luật, hoàn thiện thể chế, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam; nghiêm cấm “cài cắm” lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách, pháp luật. Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về PCCC không được gây phiền hà, khó khăn, không hợp pháp hóa sai phạm nhưng phải có giải pháp tháo gỡ để bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, nhất là khi “chuyển đổi trạng thái” phải có sự chuyển tiếp để người dân, doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, khắc phục. Tiếp tục hướng dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp về PCCC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2023.
a) Giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ về PCCC được giao trong Chỉ thị số 01/CT-TTg.
b) Đối với các cơ sở đã rà soát theo Kế hoạch số 5999/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2023 về phối hợp tổng kiểm tra, rà soát về bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Bến Tre, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp hướng dẫn cụ thể cho chủ cơ sở các giải pháp, đồng thời yêu cầu cam kết khắc phục các vi phạm, tồn tại, hạn chế với thời hạn hoàn thành cụ thể (nếu có); tổ chức phúc tra, đôn đốc việc khắc phục của cơ sở; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với những cơ sở không thực hiện khắc phục, làm rõ sai phạm để xử lý kiên quyết, dứt điểm; trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định. Kiên quyết không để phát sinh mới các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC. Đồng thời, tiếp tục tham mưu, phối hợp thực hiện hoàn thành tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC theo Công văn số 7224/UBND-NC ngày 23 tháng 11 năm 2023 về việc triển khai thực hiện Công điện số 991/CĐ-TTg và Công điện số 1014/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, qua đó tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp trước mắt và lâu dài bảo đảm hạn chế cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra.
c) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Công an các cấp về PCCC. Chỉ đạo thực hiện nghiêm theo đúng thủ tục, trình tự, quy định, quy trình thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC, thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH bảo đảm công khai, minh bạch, không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; nghiêm cấm các hành vi tiêu cực trong công tác này. Tổ chức điều tra, làm rõ, kết luận nguyên nhân tất cả các vụ cháy; xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra cháy để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
d) Phối hợp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, người dân, tránh chủ quan, lơ là trước những nguy cơ xảy ra cháy nổ, cũng như trang bị các kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi sự cố cháy, nổ xảy ra.
đ) Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH theo quy định; tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH phải bám sát tình huống giả định đã được xây dựng và phê duyệt trong phương án đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở và lực lượng, phương tiện được trang bị. Tăng cường hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra việc tổ chức hoạt động của lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành trên địa bàn.
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương và thống nhất, đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
a) Tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng; trong đó, chú ý đến giao thông, nguồn nước sử dụng cho công tác PCCC.
b) Tiếp tục thực hiện Công văn số 7125/UBND-TCĐT ngày 19 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với các dự án, công trình, đặc biệt là các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.
c) Tổ chức tập huấn, thực hiện bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các công trình hiện hữu sau khi Bộ Xây dựng ban hành.
a) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp trước mắt để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ do hệ thống, thiết bị điện trong thời gian chờ Bộ Công Thương hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực.
b) Tăng cường quản lý rủi ro, phối hợp rà soát các cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao ở khu dân cư, nơi tập trung đông người và có giải pháp di dời, bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH.