Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 02/KH-BCĐ về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2022

Số hiệu 02/KH-BCĐ
Ngày ban hành 01/06/2022
Ngày có hiệu lực 01/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-BCĐ

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp trung học phthông ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 04/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 1523/BGDĐT-QLCL ngày 19/4/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học ph thông năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 1602/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2022 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo);

Ban Chỉ đạo ban hành kế hoạch triển khai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KỲ THI

1. Mục đích

- Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phthông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông;

- Lấy kết quả thi đxét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục;

- Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh.

2. Yêu cầu

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chđạo

a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện tất cả các hoạt động chuẩn bị, tổ chức thực hiện kỳ thi theo đúng quy định của Quy chế thi;

b) Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thliên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi trong tổ chức kỳ thi; xem xét, giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;

c) Báo cáo Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện Quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức kỳ thi;

d) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng hoặc trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng công chức, viên chức và người lao động có thành tích trong công tác tổ chức thi hoặc kỷ luật các đối tượng đã nêu nếu vi phạm Quy chế thi;

đ) Thực hiện những quyết định, chỉ đạo có liên quan của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.

2. Giải pháp thực hiện

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học và tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12;

- Tăng cường công tác truyền thông nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các quy định, thông tin cần thiết về kỳ thi; giải đáp đầy đủ, kịp thời những băn khoăn, thắc mc của thí sinh và của người dân về nhng nội dung liên quan đến kỳ thi. Quán triệt đầy đủ quy chế thi và tuyển sinh hiện hành, nhất là các quy định mới trong tổ chức kỳ thi. Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, động viên tinh thần tự tin, trung thực và thái độ ứng xử văn minh, nghiêm túc trong kỳ thi;

- Các đơn vị tham gia tổ chức kỳ thi gồm các sở, ngành: căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn được giao xây dựng kế hoạch cụ thể; có phương án xử lý, kịp thời khc phục các tình huống xảy ra; lập dự trù kinh phí thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các công việc, chuẩn bị về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kỳ thi. Có phương án đề phòng thiên tai, dịch bệnh; cháy n, động đất...; chống ùn tc giao thông; các biện pháp đảm bảo an ninh cho kỳ thi, đặc biệt là công tác bảo mật đthi, vận chuyn đề thi, bài thi; đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức thi và thí sinh. Đảm bảo có đủ điện lưới và có phương án dự phòng về điện cho các hoạt động của Hội đồng thi, đặc biệt là phục vụ Ban In sao đề thi, Coi thi, Chấm thi;

- Bố trí các Điểm thi hợp lý nhất để vừa đảm bảo thuận tiện cho thí sinh vừa đảm bảo thuận lợi, an toàn cho công tác tổ chức thi, đi lại của cán bộ coi thi;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các khâu chuẩn bị cho kỳ thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, xét duyệt kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường trực Ban Chỉ đạo

[...]