Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Hướng dẫn 752/TY-DT quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng cho gia súc do Cục Thú y ban hành

Số hiệu 752/TY-DT
Ngày ban hành 16/06/2006
Ngày có hiệu lực 16/06/2006
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Cục Thú y
Người ký Bùi Quang Anh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 752/TY-DT

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2006

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC

Ngày 16/5/2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 38/2006/QĐ/BNN Quy định về phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc.

Để thống nhất việc thực hiện công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong cả nước, Cục thú y hướng dẫn cụ thể một số Điều như sau:

I. KHÁI NIỆM MỘT SỐ THUẬT NGỮ:

Ổ dịch Lở mồm long móng là nơi xuất hiện một hoặc nhiều gia súc mắc bệnh trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã), trong một cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc. Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ có gia súc mắc bệnh LMLM đóng trên địa bàn xã nào thì xã đó là một ổ dịch. Nếu trong năm các ổ dịch tái phát thì vẫn coi là một ổ dịch.

Sản phẩm động vật là: thịt; các sản phẩm được chế biến từ thịt, sữa, da, xương, phủ tạng, sừng, móng, bột thịt xương... kể cả phôi, tinh dịch của động vật.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Trong bản hướng dẫn này chỉ đề cập tới những Điều, mục cần thiết phải nói rõ, còn những điều mục khác không có trong bản hướng dẫn này thì áp dụng theo Quy định phòng chống bệnh LMLM hiện hành.

Chương II.

PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

Điều 7. Quy định về tiêm vắc xin phòng.

1. Mục đích và yêu cầu của vắc xin:

Mục đích tiêm phòng vắc xin là gây miễn dịch cho đàn gia súc. Để công tác tiêm phòng có hiệu quả, yêu cầu vắc xin phải được sản xuất theo đúng hướng dẫn của tổ chức thú y thế giới (OIE), có hiệu lực, an toàn, thời gian miễn dịch dài, có tính tương đồng kháng nguyên cao, chống được các chủng vi rút đang gây bệnh tại Việt Nam. Yêu cầu phải tiêm vắc xin đúng type, subtype của vi rút gây bệnh, tiêm đúng kỹ thuật để có miễn dịch tối ưu, kết quả tiêm phòng phải đạt tỷ lệ ít nhất là 80% so với tổng đàn gia súc trong diện tiêm.

2. Vùng tiêm phòng được quy định như sau:

a) Vùng khống chế gồm: các xã tiếp giáp với xã có dịch và các thôn chưa có dịch trong xã đó, các xã biên giới tiếp giáp với nước láng giềng thường có dịch.

b) Vùng đệm gồm: các xã tiếp giáp bên ngoài với vùng khống chế. Nếu diện tích xã quá lớn thì tiêm phòng trong phạm vi bán kính 5 km tính từ chu vi ổ dịch.

c) Vùng có dịch LMLM xảy ra trong thời gian 2 năm gần đây;

d) Vùng nguy cơ cao: các thôn xung quanh chợ buôn bán gia súc và nơi giết mổ gia súc; các xã có điểm trung chuyển, tập kết gia súc; các thị trấn, thị tứ có đường quốc lộ đi qua.

Chi cục Thú y có trách nhiệm xác định vùng tiêm phòng, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định.

3. Đối tượng tiêm phòng:

a) Tất cả trâu, bò, dê, cừu thuộc các vùng tiêm phòng nêu trên. Đối với lợn chỉ tiêm ở vùng dịch, vùng khống chế, vùng có nguy cơ cao; còn vùng đệm, vùng có dịch trong 2 năm gần đây chỉ tiêm lợn nái và đực giống.

b) Tất cả động vật cảm nhiễm, trừ lợn sữa vận chuyển đến các cơ sở giết mổ lợn xuất khẩu, khi đưa ra khỏi tỉnh phải được tiêm phòng (đủ 14 ngày sau khi tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng trước đó và còn miễn dịch).

4. Lịch tiêm phòng:

- Tiêm phòng định kỳ vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm, lần sau cách lần trước 6 tháng.

- Tiêm bổ sung cho những con mới phát sinh, chưa được tiêm phòng trong 2 đợt chính;

5. Chế độ tiêm phòng:

a) Đối với vùng biên giới tiêm liên tục 3 - 5 năm tuỳ theo tình hình dịch bệnh. Thời gian tiêm có thể kéo dài, vùng tiêm có thể thu hẹp tuỳ theo tình hình dịch bệnh tại nơi đó và tại nước láng giềng.

[...]