Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Hướng dẫn 391/HD-SNV năm 2011 thực hiện Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Thông tư 02/2011/TT-BNV và Quyết định 25/2010/QĐ-UBND do Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 391/HD-SNV
Ngày ban hành 20/06/2011
Ngày có hiệu lực 20/06/2011
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Hữu Sáng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UBND TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 391/HD-SNV

Quảng Nam, ngày 20 tháng 6 năm 2011

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2010/NĐ-CP NGÀY 15/4/2010 CỦA CHÍNH PHỦ, THÔNG TƯ SỐ 02/2011/TT-BNV NGÀY 24/01/2011 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2010/QĐ-UBND NGÀY 29/10/2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ và Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng.

Sở Nội vụ tỉnh hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản trên như sau:

I. Hình thức, nội dung và biện pháp tổ chức phong trào thi đua:

1. Hình thức tổ chức phong trào thi đua thường xuyên theo từng khối, cụm thi đua, ngành, địa phương và tổ chức theo từng đợt thi đua.

- Thi đua thường xuyên là hình thức áp dụng giữa các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị, hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.

Thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được tổ chức theo khối, cụm thi đua để ký kết giao ước thi đua; thực hiện việc đăng ký giao ước thi đua giữa các cá nhân, tập thể; kết thúc năm tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo đợt hoặc thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong một thời gian nhất định hoặc thực hiện những công việc khó khăn, bức xúc nhất; những việc còn yếu kém, tồn đọng; những việc mà đông đảo quần chúng có nguyện vọng giải quyết. Thi đua theo đợt được phát động khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu và thời gian, nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tùy theo mục tiêu, phạm vi thi đua, thi đua theo đợt hoặc thi đua theo chuyên đề có thể tổ chức với quy mô rộng lớn, không bó hẹp trong một cơ quan, đơn vị mà có thể trong phạm vi một địa phương, một ngành hoặc cả nước. Hình thức tổ chức phát động thi đua phải thiết thực, đa dạng và phong phú, có sức lôi cuốn nhiều người hăng hái tham gia. Cá nhân, tập thể nào hoàn thành sớm mục tiêu thi đua phải được biểu dương khen thưởng kịp thời.

2. Nội dung thi đua là mục tiêu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Chỉ tiêu đặt ra phải có tính khả thi và từ mức tiên tiến trở lên để đảm bảo từng cá nhân, tập thể cần nỗ lực, tích cực phấn đấu mới hoàn thành.

3. Biện pháp tổ chức thi đua cần phối hợp tốt với tổ chức Mặt trận, các đoàn thể chính trị, các cơ quan thông tin đại chúng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi người tích cực hưởng ứng tham gia và các điều kiện đảm bảo về tinh thần, vật chất cho phong trào thi đua, đồng thời tăng cường kiểm tra theo dõi quá trình tổ chức thực hiện, phát hiện nhân tố mới, xây dựng điển hình tiên tiến, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm.

Cuối năm hoặc cuối mỗi đợt thi đua phải tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá đúng kết quả, tác dụng của phong trào thi đua; công khai lựa chọn, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc. Qua tổng kết phải rút ra được những kinh nghiệm tốt, chưa tốt để bổ sung, khắc phục. Trong quá trình tổ chức cần chọn những tập thể, cá nhân tích cực tham gia để làm nòng cốt trong phong trào và xây dựng thành những điển hình của địa phương, đơn vị.

II. Công tác khen thưởng.

1. Chú trọng các danh hiệu thi đua, danh hiệu thi đua là thước đo toàn diện, là cơ sở để xét các hình thức khen thưởng cao hơn. Cá nhân, tập thể không đạt các danh hiệu thi đua thì không xét khen thưởng giấy khen, bằng khen (trừ khen thưởng thành tích đột xuất).

Những cá nhân, tập thể có đăng ký thi đua thì mới được bình xét danh hiệu thi đua.

2. Đối tượng khen thưởng:

Đối tượng được khen thưởng được quy định tại điều 2, Quy chế về công tác thi đua khen thưởng (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh), nhưng cần chú ý một số đối tượng sau:

- Cá nhân, tập thể nhỏ, người trực tiếp lao động sản xuất, tài năng trẻ, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mô hình mới, nhân tố mới, các lĩnh vực trọng tâm trọng điểm, khó khăn, độc hại, miền núi, hải đảo, các cá nhân tập thể từ yếu kém vươn lên.

- Khen thưởng cá nhân chiếm tỷ lệ trên 50%.

- Đối với các Ban chỉ đạo các chương trình công tác, Hội đồng tư vấn,.. có nhiều cơ quan thành viên tham gia: chỉ xét khen cho cá nhân trực tiếp tham gia.

2.1. Đối tượng được xét tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Tập thể tiên tiến, Đơn vị Quyết thắng, Đơn vị tiên tiến gồm:

- Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh: xét tặng công ty (bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh,..) và các đơn vị trực thuộc như xí nghiệp, phòng, tổ, đội, phân xưởng;

- Đối với cấp tỉnh: xét tặng cho các phòng, ban và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và tương đương;

- Đối với cấp huyện: xét tặng cho các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc cấp huyện; ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn) hoặc tập thể cán bộ, công chức xã.

- Đối với đơn vị sự nghiệp: xét tặng cho trường học, bệnh viện và tương đương; các đơn vị trực thuộc như khoa, phòng, tổ bộ môn;

- Đối với lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Trường hợp cùng một danh hiệu thi đua, đơn vị cơ sở đã được công nhận thì không đề nghị công nhận cho tập thể nhỏ trực thuộc.

[...]