Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Hướng dẫn 38-HD/BTCTW năm 2005 về thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trường chính trị của Ban Tổ chức Trung ương

Số hiệu 38-HD/BTCTW
Ngày ban hành 30/03/2005
Ngày có hiệu lực 30/03/2005
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức Trung ương
Người ký Nguyễn Thị Kim Hồng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
------------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 38 HD/BTCTW

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2005

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) “Về việc trợ cấp cho học viên đi học” tại Công văn số 6188CV/VPTW ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Văn phòng Trung ương. Sau khi trao đổi với các cơ quan có liên quan; Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện thống nhất như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

Hướng dẫn này áp dụng chung cho hệ thống trường chính trị của cả nước bao gồm: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Phân viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Đối tượng trợ cấp

Là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các tổ chức, đơn vị nhà nước, được cơ quan có thẩm quyền cử đi học (kể cả cán bộ, công chức xã) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Phân viện trực thuộc và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

II. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP

1. Nguyên tắc

- Học viên đi học, được hưởng nguyên lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) và được trợ cấp một khoản theo mức lương tối thiểu chung quy định tại văn bản này. Khi mức lương tối thiểu chung thay đổi thì mức trợ cấp cũng được thay đổi.

- Học viên là người dân tộc thiểu số, người công tác ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và học viên là nữ đi học được hưởng mức trợ cấp cao hơn.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp

- Được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học.

- Học viên đi học tập trung (kể cả đào tạo, bồi dưỡng) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Phân viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Thời gian học tập trung tại trường từ 30 ngày trở lên.

III. MỨC TRỢ CẤP

Học viên đi học tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Phân viện trực thuộc Học viện hoặc các trường chính trị tỉnh, thành phố, ngoài tiền lương được trợ cấp thêm hàng tháng như sau:

1. Mức 1: Học viên đi học tập trung hàng tháng được hưởng thấp nhất là 100% mức lương tối thiểu.

Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Tuấn A là cán bộ thuộc Bộ Tài chính, được cơ quan có thẩm quyền cử đi học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngoài tiền lương, được hưởng mức trợ cấp là:

(100% x 290.000đ) = 290.000đ.

2. Mức 2: Học viên là người dân tộc thiểu số, học viên hiện đang công tác ở vùng miền núi có phụ cp khu vực 25% được trợ cấp bằng 120 % mức lương tối thiểu.

Ví d 2: Đồng chí Hoàng Thanh H là cán bộ thuộc Sở Giao thông tnh H, thuộc vùng miền núi có phụ cấp khu vực 25% được cơ quan có thẩm quyền cử đi học tại Phân viện Hà Nội ngoài tin lương, được hưởng mức trợ cấp là:

(120% x 290.000đ) = 348.000đ

3. Mức 3: Học viên là người dân tộc thiểu số, học viên hiện đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn phụ cấp khu vực t 35% trlên được trợ cấp bằng 150% mức lương tối thiểu.

Ví d 3: Đồng chí Đỗ Anh T là cán bộ huyện S, tnh L công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, có phụ cp khu vực 35% được cơ quan có thẩm quyền cử đi học tại Trường Chính trị Tỉnh L ngoài tiền lương, được hưởng mức trợ cấp là:

(150% x 290.000đ) = 435.000đ

4. - Học viên là cán bộ nữ, ngoài các mức trợ cấp chung nêu trên còn được trợ cấp thêm hàng tháng là 30% mức lương tối thiểu.

[...]