Hướng dẫn 18/LT-LĐTBXH-TC về cấp phát, quản lý, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ dành đất phục vụ chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND do Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 18/LT-LĐTBXH-TC
Ngày ban hành 21/09/2007
Ngày có hiệu lực 21/09/2007
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Quốc,Lê Xuân Đăng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
LIÊN SỞ LAO ĐỘNG-TBXH-SỞ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 18/LĐTBXH-TC

Vĩnh Yên, ngày 21 tháng 9 năm 2007

 

HƯỚNG DẪN

CẤP PHÁT, QUẢN LÝ, THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, LAO ĐỘNG THUỘC HỘ DÀNH ĐẤT PHỤC VỤ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/NQ-HĐND NGÀY 04/7/2007 CỦA HĐND TỈNH

Căn cứ kế hoạch số 3104/KH-UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010. Liên ngành Lao động - TB&XH - Tài chính hướng dẫn thực hiện cấp và quản lý kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Đối tượng, điều kiện phạm vi áp dụng.

1. Đối với người học nghề:

Người lao động có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Phúc tham gia học nghề từ 01 tháng trở lên tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo có chức năng dạy nghề theo chương trình, giáo trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt,ban hành,được hỗ trợ học phí học nghề (trừ những người được đào tạo trong chỉ tiêu kế hoạch, học nghề trong doanh nghiệp).

Riêng lao động thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh, sau khi tốt nghiệp được hỗ trợ học phí học nghề .

2. Đối với các cơ sở dạy nghề:

2.1. Các cơ sở dạy nghề công lập do tỉnh quản lý; các giáo viên được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của UBND tỉnh được hỗ trợ 400.000 đồng/giáo viên/ tháng trong thời gian tối đa không quá 3 tháng/khóa học và được cấp sau khi kết thúc khóa học; được hỗ trợ kinh phí tăng cường máy móc thiết bị dạy nghề theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.

2.2. Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh (công lập, ngoài công lập, trung ương, địa phương) để thực hiện công tác theo dõi, quản lý, in ấn đơn, biểu mẫu, tổ chức thẩm định hồ sơ, chi trả và quyết toán kinh phí hỗ trợ học phí học nghề…theo qui định cụ thể hàng năm của UBND tỉnh.

II. Mức và thời gian hỗ trợ.

1. Mức hỗ trợ đối với người học nghề:

1.1. Học viên thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; học viên hoàn thành nghĩa vụ quân sự; học viên là người dân tộc thiểu số nghèo, được hỗ trợ:

+ Học nghề ngắn hạn: 300.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học nghề dài hạn, bổ túc văn hóa + nghề: 250.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 1.000.000 đồng/học viên/khóa học.

1.2. Học viên là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, người bị nhiễm chất độc da cam, con liệt sỹ (gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật), con đẻ của thương binh, con đẻ của bệnh binh, con đẻ của người được hưởng chính sách như thương binh, con đẻ của người bị nhiễm chất độc da cam; học viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại bị mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng; học viên khuyết tật, được hỗ trợ:

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 200.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 150.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

1.3. Học viên là người dân tộc thiểu số; học viên ở xã thuộc vùng khó khăn; học viên thuộc hộ nghèo được hỗ trợ:

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 150.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 130.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

1.4. Học viên là người đã hết hạn chấp hành hình phạt tù; người vi phạm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm) đã cai nghiện chữa bệnh khỏi hòa nhập cộng đồng, không vi phạm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và được chính quyền địa phương xác nhận, được hỗ trợ:

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 150.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 130.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ: giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

[...]