UBND
TỈNH NINH BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1350/HD-SGD&ĐT
|
Ninh
Bình, ngày 02 tháng 11 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1522/2007/QĐ-UBND NGÀY
28/6/2007 CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Quyết định số
03/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Quy định dạy thêm học thêm;
Căn cứ Quyết định số 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình;
Để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện việc dạy thêm học
thêm theo đúng quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh như sau:
1.
Nguyên tắc dạy thêm học thêm
a) Nội dung và
phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ
năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục
phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý người học; không gây nên tình trạng học quá
nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.
b) Không được ép
buộc học sinh học thêm để thu tiền.
c) Dạy thêm học
thêm trên cơ sở để nâng cao tự học, tự nghiên cứu.
2.
Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm
a) Đối với các
trường tiểu học dạy học 2 buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không được
tổ chức dạy thêm học thêm cho học sinh cả trong và ngoài nhà trường.
b) Các trường:
Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh không được tổ chức
dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải
là học viên, sinh viên của trường.
c) Giáo viên
thuộc biên chế nhà nước, giáo viên hợp đồng với các đơn vị Giáo dục (Trường,
Phòng, Sở) gọi tắt là "giáo viên trong nhà trường" không được
tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cho học sinh đang học tại lớp của
giáo viên trực tiếp dạy ở trường.
3.
Dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường
a) Dạy thêm
học thêm trong nhà trường
a.1. Dạy thêm
học thêm trong nhà trường là dạy thêm học thêm do nhà trường phổ thông, cơ sở
giáo dục khác dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện.
a.2. Dạy thêm
học thêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng
học sinh giỏi; dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến
thức; ôn thi tuyển sinh trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt
nghiệp trung học phổ thông; ôn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh
lớp 12.
b) Dạy thêm
học thêm ngoài nhà trường
b.1. Dạy thêm
học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm học thêm do các tổ chức khác không phải
là nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác; hoặc các cá nhân dạy học theo
chương trình giáo dục phổ thông.
b.2. Dạy thêm
ngoài nhà trường bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi.
4.
Các trường hợp dạy thêm được miễn cấp giấy phép dạy thêm
a) Dạy thêm cho
các lớp học đối với người khuyết tật và các lớp học mang tính chất từ thiện.
b) Dạy thêm học
thêm trong nhà trường, nhưng trường hợp này phải nộp báo cáo theo mẫu M4 như
sau:
- Đối với cấp
Tiểu học và Trung học cơ sở: nộp về Phòng GD&ĐT, sau đó phòng GD&ĐT tổng
hợp theo đơn vị riêng từng cấp học để nộp về sở GD&ĐT.
- Đối với cấp
THPT và BTTHPT: nộp về Sở GD&ĐT.
c) Địa điểm,
thời gian nộp: Báo cáo của mỗi cấp học được nộp về Thanh tra Sở và phòng chuyên
môn Sở GD&ĐT theo cấp học đó theo định kỳ vào tháng 10 và tháng 2 hằng năm.
5.
Các trường hợp dạy thêm phải xin cấp giấy phép dạy thêm
a) Các tổ chức
không thuộc nhà trường hoặc cơ sở giáo dục; cá nhân thực hiện dạy thêm.
b) Giáo viên
trong nhà trường nhưng dạy thêm ngoài nhà trường.
6.
Thủ tục cấp phép dạy thêm
a) Hồ sơ xin cấp
phép dạy thêm
a.1. Đơn đề nghị
xin được cấp phép dạy thêm (Đơn theo mẫu M1, M2 đính kèm);
a.2. Bản cam kết
thực hiện đúng quy định của pháp luật về dạy thêm học thêm và về kết quả, chất
lượng dạy thêm, học thêm;
a.3. Danh sách
trích yếu lí lịch của giáo viên dạy thêm (theo mẫu M3 đính kèm; đối với trường
hợp tổ chức, cơ sở giáo dục ngoài nhà trường xin cấp phép);
a.4. Bản sao văn
bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành của giáo viên dạy thêm có chứng thực của
cơ quan có thẩm quyền;
a.5. Giấy xác
nhận của Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng thôn, xóm và của UBND xã, phường, thị
trấn nơi đặt địa điểm dạy thêm học thêm về địa điểm và cơ sở vật chất bảo đảm
để tổ chức dạy thêm (đối với trường hợp dạy thêm ngoài nhà trường);
a.6. 02 ảnh 3x4
(đối với cá nhân xin cấp phép dạy thêm);
a.7. Giấy xác
nhận của Hiệu trưởng về trình độ chuyên môn (đối với giáo viên đang dạy trong
nhà trường xin cấp phép dạy thêm);
a.8. Kế hoạch
dạy thêm, nội dung chương trình dạy thêm học thêm, thời lượng của mỗi buổi dạy;
a.9. Danh sách
người học.
b) Nơi cấp
giấy phép dạy thêm: Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Nơi nộp hồ
sơ xin cấp phép dạy thêm của Sở Giáo dục và Đào tạo: Tại bộ phận một cửa.
d) Trình tự,
thủ tục cấp giấy phép dạy thêm
d.1. Đối với cấp
Tiểu học và Trung học cơ sở
- Hồ sơ xin cấp
giấy phép dạy thêm nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Trong thời hạn
14 ngày làm việc, kể từ ngày phòng Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ hợp lệ của
tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm, phòng GD&ĐT phải trả
kết quả cấp giấy phép (Phòng GD&ĐT thực hiện trình tự, thủ tục cấp giấy
phép theo mục 2 điều 14 chương III của Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo QĐ 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007).
d.2. Đối với cấp
Trung học phổ thông, Bổ túc THPT
- Hồ sơ xin cấp
giấy phép dạy thêm nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Trong thời hạn
chậm nhất là 12 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ
hợp lệ xin cấp phép dạy thêm, học thêm của tổ chức, cá nhân, Sở Giáo dục và Đào
tạo sẽ thẩm định hồ sơ và trả kết quả cấp giấy phép.
7.
Thời gian cấp phép và giá trị giấy phép
a) Thời gian
cấp phép
Từ 01 tháng 10
đến 30 tháng 11 hằng năm.
b) Giá trị
giấy phép
Giấy phép có giá
trị trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp.
8.
Thu hồi giấy phép dạy thêm
Sở Giáo dục và
Đào tạo thực hiện việc thu hồi giấy phép dạy thêm của tổ chức, cá nhân không
đảm bảo nguyên tắc dạy thêm học thêm; vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
9.
Mức thu và sử dụng tiền học thêm
a) Mức thu
tiền học thêm
a.1. Đối với các
lớp dạy thêm, học thêm trong nhà trường
- Cấp Tiểu học:
1.000 đồng/một học sinh/một buổi học (tối thiểu 3 tiết).
- Cấp Trung học
cơ sở: 1.000 đồng/một học sinh/một tiết học (mỗi buổi học tối đa 3 tiết).
- Cấp Trung học
phổ thông, Giáo dục thường xuyên: 1.500 đồng/một học sinh/một tiết học (mỗi
buổi học tối đa 3 tiết).
a.2. Đối với các
lớp dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường mức thu do người dạy và người học thỏa
thuận, nhưng mức thu không vượt quá 30% so với thu của từng đối tượng học trên.
a.3. Đối với những
lớp phụ đạo học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh khuyết
tật không được thu tiền.
b) Quản lý và
sử dụng tiền dạy thêm học thêm
b.1. Nhà trường,
cơ sở giáo dục, tổ chức và cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền phải
thực hiện đúng quy định quản lý tài chính của nhà nước.
b.2. Tiền thu
của đối tượng học thêm trong nhà trường và trong các cơ sở giáo dục khác
(trường hợp miễn cấp giấy phép) được sử dụng như sau:
- Chi thù lao
80% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy;
- Chi 8% cho
công tác quản lý tại cơ sở;
- Chi 10% cho
tiền điện, nước, vệ sinh, mua sắm tài liệu, dụng cụ dạy thêm, bù hao mòn tài
sản phục vụ dạy thêm, học thêm;
- Chi 2% cho
công tác quản lý dạy thêm học thêm về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp THPT,
BTTHPT). Riêng cấp Tiểu học và Trung học cơ sở chi 1% về Phòng Giáo dục; 1% về
Sở Giáo dục để thực hiện công tác quản lý dạy thêm học thêm.
b.3. Tiền thu
của đối tượng học thêm khác do tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm
ngoài nhà trường có giấy phép của Sở GD&ĐT cấp được sử dụng như sau:
- Kinh phí chi
trả cho người trực tiếp giảng dạy sẽ được thỏa thuận giữa người dạy và tổ chức,
cá nhân có trụ sở địa điểm tổ chức dạy thêm học thêm;
- Chi 3% cho
công tác quản lý dạy thêm học thêm về Sở Giáo dục và Đào tạo (riêng trường hợp
dạy thêm học thêm thuộc chương trình Tiểu học và Trung học cơ sở chi 1% về
phòng Giáo dục và Đào tạo; 2% nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo).
Căn cứ vào kế
hoạch giảng dạy, danh sách học sinh, thời gian học mỗi buổi của từng lớp học,
các nhà trường, tổ chức, cá nhân khi về Sở GD&ĐT nhận giấy phép phải nộp
khoản lệ phí trên.
Các khoản lệ
phí nộp về Sở GD&ĐT qua phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD&ĐT.
10.
Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm
Tuân thủ theo
chương IV - Điều kiện bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm của Quy định quản
lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được ban hành kèm theo
Quyết định số 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình.
Các tổ chức, cá
nhân dạy thêm phải chịu sự kiểm tra của: Tổ công tác liên ngành; Sở Giáo dục và
Đào tạo; phòng Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các đơn vị trường học.
Hồ sơ phải xuất
trình khi được kiểm tra:
a) Giấy phép dạy
thêm do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;
b) Kế hoạch dạy
thêm;
c) Nội dung
chương trình dạy thêm, thời lượng của mỗi buổi dạy;
d) Danh sách học
sinh học thêm;
e) Danh sách giáo
viên tham gia dạy thêm;
g) Danh sách thu
tiền có chữ ký của học sinh;
h) Đơn đề nghị
của phụ huynh học sinh cho con em học thêm (với học sinh tiểu học và trường hợp
dạy thêm học thêm trong nhà trường);
i) Giấy xác nhận
của Trưởng phố hoặc Trưởng thôn, xóm và của UBND xã, phường, thị trấn nơi đặt
địa điểm dạy thêm học thêm về địa điểm và cơ sở vật chất bảo đảm để tổ chức dạy
thêm.
12.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp: Thực hiện theo
chương II của Quy định quản lý về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,
ban hành kèm theo QĐ số 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh.
13.
Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm
Thực hiện theo
Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hóa, thể thao.
14.
Điện thoại tiếp nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm học thêm
Sở Giáo dục và
Đào tạo: 030 887 553.
Hướng dẫn này
được gửi đến các nhà trường, các cơ sở giáo dục, phổ biến trực tiếp đến cán bộ,
giáo viên để thực hiện.
Sở Giáo dục và
Đào tạo đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai đến các UBND xã,
phường, thị trấn, tổ dân phố, thôn, xóm, bản để phối hợp quản lý và tổ chức
thanh kiểm tra thực hiện việc dạy thêm học thêm đúng quy định và hiệu quả.
Trong quá trình
thực hiện có vướng mắc thì kiến nghị về Sở GD&ĐT bằng văn bản để xem xét,
giải quyết.
Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT (để báo cáo);
- TT UBND tỉnh; (để báo cáo);
- Đ/c Nguyễn Tiến Thành PCT UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các Sở, Ban, Ngành có liên quan (để phối hợp);
- UBND huyện, thị xã, TP (để phối hợp);
- Các Phòng GD&ĐT, trường THPT, TTGDTX;
- Các phòng, ban Sở GD&ĐT;
- Lưu: VT, VP.
|
GIÁM
ĐỐC
Ngô Thành Hưng
|
Mẫu M1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ninh
Bình, ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP DẠY THÊM
(Dùng cho tổ chức, cơ sở giáo dục xin cấp phép)
Kính
gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo
......................................
Tên tổ chức: ..........................................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Số điện thoại
liên lạc: .............................................................................................................
Sau khi nghiên
cứu Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định
số 03/2007/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2007
ban hành Quy định quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Hướng
dẫn thực hiện Quy định dạy thêm học thêm của Sở GD&ĐT, chúng tôi đề nghị
được cấp giấy phép dạy thêm.
Tên cơ sở dạy
thêm: ..............................................................................................................
Địa điểm: ...............................................................................................................................
Số phòng học:
…………………. trong đó: …………….. phòng loại: ...................................... m2
……………... phòng loại: .................................. m2
Cơ sở vật chất
và lớp học đảm bảo yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo
Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Giáo viên: (Có
danh sách kèm theo)
Thực hiện dạy
thêm (Ghi số liệu theo dự kiến)
Lớp
|
Môn:
………
|
Môn:
………
|
Môn:
………
|
Số
lớp
|
Số
học sinh
|
Số
lớp
|
Số
học sinh
|
Số
lớp
|
Số
học sinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Học phí:
…………………………… đồng/tiết học/học sinh
Nếu được các cơ
quan có thẩm quyền cho phép thực hiện dạy thêm và cấp phép, chúng tôi xin cam
đoan thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ
GD&ĐT; Quy định về dạy thêm học thêm của UBND tỉnh và Hướng dẫn thực hiện
Quy định dạy thêm học thêm của tỉnh mà Sở GD&ĐT đã ban hành.
|
Thủ
trưởng tổ chức đề nghị cấp giấy phép
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu - nếu có)
|
Mẫu M2
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ninh
Bình, ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP DẠY THÊM
(Dùng cho cá nhân xin cấp phép)
Kính
gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo
......................................
Tên cá nhân: ..........................................................................................................................
Địa chỉ thường
trú: .................................................................................................................
Số chứng minh
nhân dân: …………………… nơi cấp: …………. ngày cấp: ...............................
Số điện thoại
liên lạc: .............................................................................................................
Sau khi nghiên
cứu Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định
số 03/2007/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 1522/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2007
ban hành Quy định quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Hướng
dẫn thực hiện Quy định dạy thêm học thêm của Sở GD&ĐT, tôi đề nghị được cấp
giấy phép dạy thêm.
Tên loại hình dạy
thêm: ..........................................................................................................
Địa điểm: ...............................................................................................................................
Số phòng học:
…………………. trong đó: …………….. phòng loại: ...................................... m2
……………... phòng loại: .................................. m2
……………... phòng loại: ................................... m2
Cơ sở vật chất
và lớp học đảm bảo yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo
Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thực hiện dạy
thêm (Ghi số liệu theo dự kiến)
Lớp
|
Môn:
………
|
Số
lớp
|
Số
học sinh
|
|
|
|
|
|
|
Học phí:
…………………………… đồng/tiết học/học sinh
Nếu được các cơ
quan có thẩm quyền cho phép thực hiện dạy thêm và cấp phép, tôi xin cam đoan
thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ
GD&ĐT; Quy định về dạy thêm học thêm của UBND tỉnh và Hướng dẫn thực hiện
Quy định dạy thêm học thêm của tỉnh mà Sở GD&ĐT đã ban hành.
|
Cá
nhân đề nghị cấp giấy phép
|