Hướng dẫn 07/HD-SXD năm 2013 thực hiện công tác thẩm tra thiết kế công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của các Nghị định và Hướng dẫn về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Số hiệu | 07/HD-SXD |
Ngày ban hành | 20/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 20/11/2013 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Tô Trọng Tôn |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
UBND TỈNH LÀO CAI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/HD-SXD |
Lào Cai, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM TRA THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI THEO QUY ĐỊNH CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ HƯỚNG DẪN CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ QUY ĐỊNH THẨM TRA, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/07/2013 của Chính phủ về Quy định phát triển và quản lý nhà ở tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Thông tư số 10/2013/TT-BXD);
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (Thông tư số 13/2013/TT-BXD).
Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác thẩm tra thiết kế công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:
I. Các công trình sau đây bắt buộc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế, dự toán:
1. Công trình xây dựng có sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước...), công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2. Công trình được đầu tư theo hình thức: xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP).
3. Công trình đầu tư bằng nguồn vốn khác không phải là vốn nhà nước (gồm: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự có của cá nhân, vốn vay từ các tổ chức tài chính....), cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chỉ thực hiện thẩm tra thiết kế, riêng dự toán được thẩm tra khi chủ đầu tư có yêu cầu. Cụ thể gồm các công trình sau:
a) Nhà chung cư, công trình công cộng, công trình đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, nhà máy xi măng từ cấp III trở lên.
b) Nhà ở riêng lẻ từ 07 tầng trở lên.
c) Các công trình cầu, hầm, đường bộ, công trình hạ tầng kỹ thuật từ cấp II trở lên.
d) Các công trình nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho và chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, công trình đường sắt, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người, công trình xử lý chất thải rắn độc hại, hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp.
Cấp công trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
1. Đối với các công trình do chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư:
a) Sở Xây dựng thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình xây dựng:
+ Công trình dân dụng;
+ Công trình công nghiệp vật liệu xây dựng;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình nhà kho, nhà xưởng thuộc các công trình công nghiệp chuyên ngành;
+ Các công trình thuộc các dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu tái định cư, khu nhà ở thương mại, Sở Xây dựng chủ trì và lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn về xây dựng có liên quan để thẩm tra.
b) Sở Giao thông vận tải thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình giao thông;
c) Sở Công thương thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình: Hầm mỏ; dầu khí; nhà máy điện; đường dây tải điện; trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
d) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
UBND TỈNH LÀO CAI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/HD-SXD |
Lào Cai, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM TRA THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI THEO QUY ĐỊNH CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ HƯỚNG DẪN CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ QUY ĐỊNH THẨM TRA, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/07/2013 của Chính phủ về Quy định phát triển và quản lý nhà ở tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Thông tư số 10/2013/TT-BXD);
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (Thông tư số 13/2013/TT-BXD).
Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác thẩm tra thiết kế công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:
I. Các công trình sau đây bắt buộc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế, dự toán:
1. Công trình xây dựng có sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước...), công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2. Công trình được đầu tư theo hình thức: xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP).
3. Công trình đầu tư bằng nguồn vốn khác không phải là vốn nhà nước (gồm: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự có của cá nhân, vốn vay từ các tổ chức tài chính....), cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chỉ thực hiện thẩm tra thiết kế, riêng dự toán được thẩm tra khi chủ đầu tư có yêu cầu. Cụ thể gồm các công trình sau:
a) Nhà chung cư, công trình công cộng, công trình đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, nhà máy xi măng từ cấp III trở lên.
b) Nhà ở riêng lẻ từ 07 tầng trở lên.
c) Các công trình cầu, hầm, đường bộ, công trình hạ tầng kỹ thuật từ cấp II trở lên.
d) Các công trình nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho và chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, công trình đường sắt, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người, công trình xử lý chất thải rắn độc hại, hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp.
Cấp công trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
1. Đối với các công trình do chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư:
a) Sở Xây dựng thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình xây dựng:
+ Công trình dân dụng;
+ Công trình công nghiệp vật liệu xây dựng;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình nhà kho, nhà xưởng thuộc các công trình công nghiệp chuyên ngành;
+ Các công trình thuộc các dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu tái định cư, khu nhà ở thương mại, Sở Xây dựng chủ trì và lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn về xây dựng có liên quan để thẩm tra.
b) Sở Giao thông vận tải thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình giao thông;
c) Sở Công thương thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình: Hầm mỏ; dầu khí; nhà máy điện; đường dây tải điện; trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
d) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm tra thiết kế, dự toán các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(Phân loại công trình theo phụ lục số 01)
2. Đối với các công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư:
Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện thẩm tra các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp; các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thủ trưởng cơ quan theo ngành dọc quyết định đầu tư: Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 phần này.
4. Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác:
Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm tra thiết kế (nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định) hoặc thuê tư vấn thẩm tra, trừ các công trình quy định điểm a, b, c, d khoản 3 mục I Hướng dẫn này.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành quy định tại khoản 1, khoản 2 mục này không đủ điều kiện để thực hiện thẩm tra thì phải chỉ định đơn vị tư vấn đã được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai, Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra (theo mẫu tại phụ lục 04).
III. Trình tự thực hiện lập, thẩm tra và phê duyệt thiết kế:
1. Chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ thiết kế, dự toán.
2. Chủ đầu tư thẩm định hồ sơ thiết kế, nội dung thẩm định gồm: Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế sau khi đã thẩm định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nêu tại khoản 1, khoản 2 mục II Hướng dẫn này để thẩm tra.
Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình thẩm tra thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành nêu tại khoản 1, khoản 2 mục II Hướng dẫn này có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và có văn bản thông báo một lần đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định).
4. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành thực hiện thẩm tra gửi thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán bằng văn bản cho chủ đầu tư. Trong trường hợp này, chủ đầu tư không phải thực hiện đấu thầu hoặc chỉ định thầu thực hiện thẩm tra như đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành không đủ điều kiện để thẩm tra và chỉ định tư vấn để thẩm tra thì thực hiện như sau:
- Sau khi soát xét hồ sơ như nêu tại khoản 3 và hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành gửi văn bản chỉ định chỉ định đơn vị tư vấn để thực hiện thẩm tra, đồng thời gửi cho chủ đầu tư biết để thực hiện chỉ định và hợp đồng thầu tư vấn thẩm tra theo quy định;
- Đơn vị tư vấn liên hệ với chủ đầu tư để thương thảo và ký kết hợp đồng tư vấn thẩm tra theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.
- Đơn vị tư vấn thẩm tra gửi Báo cáo kết quả thẩm tra cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành (Cơ quan thực hiện chỉ định đơn vị tư vấn) và chủ đầu tư.
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành có ý kiến về kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 08 kèm theo Hướng dẫn này để chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo.
5. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế công trình trên cơ sở căn cứ Thông báo kết quả thẩm tra của cơ quan quản lý nhà nước hoặc Báo cáo kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn kèm theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn.
6. Đối với các công trình chỉ phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Sau khi có thông báo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc Báo cáo kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn kèm theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn, chủ đầu tư gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo kết quả thẩm tra thiết kế tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình người quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định. Chủ đầu tư không phải phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ, gồm:
1. Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Hướng dẫn này).
2. Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung nêu tại khoản 2 Mục III Hướng dẫn này (theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Hướng dẫn này).
3. Giấy chứng nhận đầu tư (đối với các công trình theo quy định phải có Giấy chứng nhận đầu tư), Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt (đối với trường hợp thiết kế 2 bước và thiết kế 3 bước).
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi xây dựng công trình hoặc Thông báo giới thiệu địa điểm đất để xây dựng công trình, chứng chỉ quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền;
5. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: Thuyết minh thiết kế và bản vẽ thiết kế và dự toán (bản chính).
6. Báo cáo khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn (tùy theo loại và tính chất của công trình).
7. Biên bản nghiệm thu khảo sát.
8. Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh đối với những công trình yêu cầu phải thiết kế và thẩm duyệt về Phòng cháy theo quy định của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ (có danh mục công trình kèm theo tại Phụ lục số 09).
9. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với những công trình yêu cầu phải đánh giá tác động môi trường theo quy định tại nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (có danh mục công trình kèm theo tại Phụ lục số 10).
10. Thỏa thuận đấu nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật của cơ quan quản lý chuyên ngành;
11. Đĩa CD trong đó có các nội dung tính toán kết cấu, dự toán;
12. Hồ sơ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế (gồm: Thông tin về nhà thầu; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu khảo sát, tư vấn thiết kế và chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế);
13. Trường hợp phải vận chuyển bộ hoặc bằng các phương tiện thô sơ (xe quệt, xe trâu, xe bò, ngựa thồ...) hay cơ giới thì phải có biên bản xác định cự ly ứng với hình thức vận chuyển của chủ đầu tư với cơ quan quản lý xây dựng thuộc cấp huyện.
14. Thông báo giá thiết bị, vật tư, vật liệu đặc thù sử dụng trong công trình của Liên sở Tài chính - Xây dựng. Trường hợp nếu tại cùng khu vực và cùng thời điểm, công trình thẩm tra có sử dụng những thiết bị, vật tư, vật liệu đặc thù cùng chủng loại, quy cách và chất lượng như những thiết bị, vật tư, vật liệu của công trình khác đã có thông báo giá của Liên sở Tài chính - Xây dựng thì áp dụng giá đã thông báo của công trình đã có.
15. Các giấy tờ khác có liên quan.
V. Nội dung thẩm tra:
1. Kiểm tra điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế với chủ trương và các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;
3. Kiểm tra các nội dung về quy hoạch xây dựng, bao gồm: Vị trí xây dựng; cao độ san nền, cao độ và tọa độ đặt công trình (yêu cầu kiểm tra, so sánh bằng cao độ, tọa độ chuẩn quốc gia); chiều cao công trình; mật độ xây dựng; màu sắc và vật liệu sử dụng để xây dựng công trình; chỉ giới xây dựng công trình và các khoảng lùi so với quy định; Sự hợp lý của kiến trúc công trình so với các công trình lân cận và khu vực; Sự hợp lý của thiết kế so với thiết kế cơ sở và điều kiện tự nhiên tại nơi xây dựng công trình, phù hợp với yêu cầu sử dụng và đảm bảo mỹ quan;
4. Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
5. Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
6. Sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.
7. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ:
Kiểm tra sự hợp lý của dây chuyền và thiết bị công nghệ về các nội dung: Kiểm tra danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ; Lựa chọn thiết bị phải phù hợp với công suất, không bị lạc hậu, đáp ứng được yêu cầu dự báo phát triển trong tương lai và đảm bảo giá thành mua sắm phù hợp với thị trường; bố trí mặt bằng dây chuyền và thiết bị công nghệ phải phù hợp với công trình xây dựng, đảm bảo an toàn sản xuất và sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
8. Kiểm tra khối lượng công việc chính và hạng mục công việc theo thiết kế, đồng thời kết luận độ chính xác của khối lượng dự toán do tư vấn lập;
9. Kiểm tra tính đúng đắn của định mức, đơn giá do tư vấn lập đồng thời điều chỉnh lại những đơn giá chưa hợp lý (nếu có). Đối với những đơn giá cần điều chỉnh phải có thuyết minh cụ thể;
10. Đối với thiết bị: Căn cứ theo kết quả kiểm tra giá thiết bị, gói thầu mua sắm tài sản, nguyên vật liệu xây dựng đặc thù của Liên Sở Tài chính - Xây dựng.
11. Kiểm tra việc áp dụng các quy định về chế độ chính sách, định mức tỷ lệ của các thành phần chi phí trong dự toán và định mức cho các chi phí khác;
12. Xác định dự toán, tổng dự toán công trình trên cơ sở khối lượng, đơn giá và định mức tỷ lệ đã được thẩm tra.
Kết thúc thẩm tra thiết kế, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị tư vấn (đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chỉ định tư vấn thẩm tra) thực hiện thẩm tra thiết kế phải đóng dấu (theo mẫu tại phụ lục số 06) vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra và giao lại cho chủ đầu tư đồng thời gửi cho chủ đầu tư Thông báo kết quả thẩm tra (theo mẫu số 05) hoặc ý kiến về kết quả thẩm tra của mình kèm theo Báo cáo kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn (trong trường hợp chỉ định tư vấn thực hiện thẩm tra) để làm cơ sở phê duyệt thiết kế, dự toán công trình. Giá trị dự toán được thẩm tra là giá trị đã được xác định có cơ sở (không được đánh giá là tạm tính). Trong kết quả thẩm tra cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc đơn vị tư vấn thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ.
VI. Phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán:
Căn cứ vào kết quả thẩm tra thiết kế và dự toán, người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (trong trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Việc phê duyệt được thực hiện khi kết quả thẩm tra đánh giá hồ sơ thiết kế, dự toán đạt yêu cầu đủ điều kiện để phê duyệt và hồ sơ đã được chỉnh sửa những tồn tại theo yêu cầu nêu trong kết quả thẩm tra.
Chủ đầu tư phải đóng dấu đã phê duyệt vào hồ sơ thiết kế để thực hiện (theo mẫu tại Phụ lục 07).
VII. Thời gian thẩm tra thiết kế:
Thời gian bắt đầu thẩm tra thiết kế được tính từ ngày cơ quan thẩm tra nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I: Thời gian thẩm tra không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Đối với các công trình còn lại thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thời gian thẩm tra không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Thời gian thẩm tra không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
VIII. Phí và chi phí thẩm tra thiết kế:
1. Mức phí thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Trong khi chờ Bộ Tài chính có hướng dẫn về phí thẩm tra thì cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng chưa thu phí thẩm tra, khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính sẽ quyết toán phí thẩm tra với chủ đầu tư.
2. Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng; Trường hợp thiết kế công trình do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng chỉ định tư vấn thực hiện thẩm tra hoặc do chủ đầu tư thuê tư vấn thực hiện thẩm tra theo hướng dẫn tại khoản 4 Phần II thì chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩm tra cho tư vấn thực hiện thẩm tra theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình.
Trên đây là hướng dẫn thực hiện công tác thẩm tra thiết kế các công trình theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, UBND thành phố Lào Cai và các Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 01/HD-SXD ngày 22/5/2013 của Sở Xây dựng.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 01
PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của
Chính phủ)
I. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
1. Nhà ở
a) Nhà chung cư.
b) Nhà ở riêng lẻ.
2. Công trình công cộng.
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ; các loại trường khác.
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác.
c) Công trình thể thao: Sân vận động; nhà thi đấu, tập luyện và công trình thể thao khác.
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày và các công trình khác; công trình di tích, phục vụ tín ngưỡng; công trình vui chơi, giải trí; cáp treo vận chuyển người; tượng đài ngoài trời.
đ) Công trình thương mại và dịch vụ: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; cửa hàng; nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình thương mại dịch vụ khác.
e) Công trình thông tin, truyền thông: Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình; panô, biển quảng cáo, đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc (bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị; đèn biển (hải đăng) và hệ thống thông tin, tín hiệu bảo đảm giao thông đường sông, đường biển.
g) Nhà ga: Hàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ô tô.
h) Nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, nhà khách, nhà nghỉ
i) Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban các cấp.
k) Trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác không thuộc Điểm i.
II. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
1. Công trình sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy sản xuất xi măng; nhà máy sản xuất gạch ốp lát (Ceramic, gạch Granit, gạch gốm); nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung; nhà máy sản xuất sứ vệ sinh; nhà máy sản xuất kính; nhà máy sản xuất hỗn hợp bê tông và cấu kiện bê tông; mỏ khai thác vật liệu xây dựng.
2. Công trình khai thác than, quặng: Mỏ than hầm lò; mỏ than lộ thiên; nhà máy chọn rửa, tuyển than; mỏ quặng hầm lò; mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển quặng, làm giầu quặng; nhà máy sản xuất alumin.
3. Công trình công nghiệp dầu khí: Giàn khoan thăm dò, khai thác trên biển; nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; kho xăng dầu; kho chứa khí hóa lỏng; tuyến ống dẫn khí, dầu.
4. Công trình công nghiệp nặng: Nhà máy luyện kim mầu; nhà máy luyện, cán thép; nhà máy cơ khí chế tạo máy động lực và máy công cụ các loại; nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị toàn bộ; nhà máy lắp ráp ô tô; nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy.
5. Công trình năng lượng: Nhà máy (trung tâm) nhiệt điện; nhà máy thủy điện; nhà máy điện nguyên tử; nhà máy phong điện; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện thủy triều; đường dây và trạm biến áp.
6. Công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu:
a) Công trình sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Nhà máy sản xuất Urê, DAP, MPA, SA, NPK phức hợp, nhà máy sản xuất phân lân các loại (supe lân, lân nung chảy), nhà máy sản xuất NPK hỗn hợp, phân vi sinh; sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Công trình sản xuất cao su: Nhà máy sản xuất săm lốp ô tô - máy kéo, ô tô, mô tô, xe đạp; nhà máy sản xuất băng tải; nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật;
c) Công trình sản xuất sản phẩm tẩy rửa (kem giặt, bột giặt, nước gội đầu, nước cọ rửa, xà phòng ...); hóa mỹ phẩm; hóa dược (vi sinh), thuốc;
d) Công trình sản xuất sản phẩm điện hóa, sơn, nguyên liệu mỏ hóa chất: Nhà máy sản xuất pin; nhà máy sản xuất ắc quy; nhà máy sản xuất sơn các loại/nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic; nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên liệu mỏ hóa chất (tuyển quặng Apatit);
đ) Công trình sản xuất sản phẩm hóa dầu và hóa chất khác: Nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản; nhà máy sản xuất hóa dầu (PP, PE, PVC, PS, PET, SV, sợi, DOP, Polystyren, LAB, cao su tổng hợp; nhà máy sản xuất khí công nghiệp; nhà máy sản xuất que hàn; nhà máy sản xuất hóa chất, vật liệu nổ.
7. Công trình công nghiệp nhẹ:
a) Công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền; kho đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu; nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát; các nhà máy xay xát, lau bóng gạo; các nhà máy chế biến nông sản khác.
b) Các công trình còn lại: Nhà máy dệt; nhà máy in, nhuộm; nhà máy sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da; nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy bột giấy và giấy; nhà máy lắp ráp điện tử (ti vi, máy tính và sản phẩm tương đương), điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh và sản phẩm tương đương); nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử (mạch in điện tử, IC và sản phẩm tương đương); nhà máy sản xuất thuốc lá.
8. Công trình công nghiệp chế biến thủy hải sản và đồ hộp
a) Nhà máy chế biến thủy hải sản.
b) Nhà máy chế biến đồ hộp.
III. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Cấp nước: Công trình khai thác nước thô, trạm bơm nước thô, công trình xử lý nước sạch, trạm bơm nước sạch; bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước; đài nước; tháp tăng áp.
2. Thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, thoát nước thải, cống chung; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; trạm bơm nước thải; công trình xử lý nước thải; công trình xử lý bùn.
3. Xử lý rác thải
a) Chất thải rắn đô thị: Bãi chôn lấp rác; nhà máy đốt, xử lý chế biến rác.
b) Chất thải rắn độc hại.
4. Công trình khác
a) Chiếu sáng công cộng.
b) Công viên cây xanh.
c) Nghĩa trang đô thị.
d) Ga ra ô tô và xe máy (Ga ra ngầm, ga ra nổi).
đ) Tuy nen kỹ thuật (Đường hầm chứa cáp điện, cáp thông tin, ống cấp nước).
IV. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1. Đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn.
2. Đường sắt: Đường sắt cao tốc; đường tàu điện ngầm; đường sắt trên cao; đường sắt quốc gia thông thường; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương.
3. Cầu: Cầu đường bộ; cầu đường sắt; cầu vượt các loại.
4. Hầm: Hầm đường ô tô; hầm đường sắt; hầm cho người đi bộ.
5. Công trình đường thủy: Bến, ụ nâng tàu cảng biển; cảng bến thủy cho tàu, nhà máy đóng sửa chữa tàu; âu thuyền cho tàu; đường thủy chạy tàu (trên sông, trên kênh đào, trên thềm lục địa).
6. Sân bay
V. CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Công trình thủy lợi:
a) Hồ chứa nước;
b) Đập ngăn nước (đập đất, đập đất - đá, đập bê tông);
c) Đê - Kè - Tường chắn: Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai;
d) Tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;
đ) Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất.
2. Công trình lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi./.
PHỤ LỤC 02
(Kèm theo Hướng dẫn số 50/HD-SXD ngày 20/11/2013 của Sở Xây dựng)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. |
………., ngày … tháng … năm … |
TỜ TRÌNH
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số /2013/TT-BXD ngày ...tháng... năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (TKKT/TKBVTC)....
I. Thông tin chung công trình:
1. Tên công trình:
2. Cấp công trình:
3. Thuộc dự án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm xây dựng:
6. Giá trị dự toán xây dựng công trình:
7. Nguồn vốn đầu tư:
8. Các thông tin khác có liên quan:
II. Danh mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:
1. Văn bản pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Và các văn bản khác có liên quan.
2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, dự toán:
Theo Điều 6 của Thông tư.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (Ký tên, đóng dấu) Tên người đại diện |
PHỤ LỤC 03
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2013 của Sở Xây dựng)
TÊN
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. |
………., ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO TỔNG HỢP
HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH:…………
Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thẩm tra)
(Chủ đầu tư) đã tổ chức lập xong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (hoặc thiết kế kỹ thuật) công trình ……., sau khi soát xét (chủ đầu tư) báo cáo tổng hợp về hồ sơ công trình ….. như sau:
1. Thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế và quy định của pháp luật về xây dựng:
a) Các tài liệu khảo sát xây dựng:
b) Thuyết minh thiết kế:
c) Các bản vẽ thiết kế:
d) Quy trình bảo trì công trình:
e) Các hồ sơ khác theo quy định:
2. Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế về các nội dung:
a) So với nhiệm vụ thiết kế,
b) So với các yêu cầu của hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế:
c) Điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.
|
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (Ký tên, đóng dấu) Tên người đại diện |
PHỤ LỤC 04
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2013 của Sở Xây dựng)
Mẫu văn bản chỉ định đơn vị tư vấn thực hiện thẩm tra
Cơ quan quản lý
nhà nước về xây dựng chuyên ngành |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
/ |
Lào Cai, ngày … tháng … năm ... |
Kính gửi: (Đơn vị tư vấn thẩm tra)
(Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành) nhận được Hồ sơ thiết kế công trình…….kèm theo Tờ trình số ....ngày ...tháng .... năm... của (chủ đầu tư) đề nghị thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.
Căn cứ Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình.
(Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành) giao cho…….. (đơn vị tư vấn) thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình: ……….
Thời hạn thẩm tra và báo cáo kết quả về (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành) và Chủ đầu tư đến hết ngày ……….
Đề nghị (Đơn vị tư vấn) liên hệ với ...(chủ đầu tư) để ký kết hợp đồng theo quy định./.
|
Thủ trưởng cơ quan (ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 05
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2013 của Sở Xây dựng)
Cơ quan, tổ chức
trực tiếp thẩm tra thiết kế |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
……., ngày … tháng … năm … |
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH……………
Kính gửi: ……………………………………….
(Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số .... ngày……của……..trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công trình…….…thuộc dự án đầu tư………….(kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số .../2013/TT-BXD, ngày .../.../2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ khác có liên quan………………….
Sau khi xem xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông tin chung về công trình:
- Tên công trình……………..Loại, cấp công trình......................................................
- Thuộc dự án đầu tư:................................................................................................
- Chủ đầu tư:..............................................................................................................
- Giá trị dự toán xây dựng công trình:........................................................................
- Nguồn vốn:..............................................................................................................
- Địa điểm xây dựng:.................................................................................................
- Diện tích chiếm đất:................................................................................................
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:..................................................................
- Nhà thầu khảo sát xây dựng:..................................................................................
- Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng:...........................
- Tóm tắt các giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết kế của Chủ đầu tư.
Ghi ý kiến nhận xét, đánh giá:
a) Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng cho công trình;
c) Về sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
đ) Về sự hợp lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
e) Tổng hợp dự toán, tổng dự toán, bảng kiểm tra dự toán chi tiết trong đó chỉ ra được những hạng mục công việc phải điều chỉnh lại khi thẩm tra do sai về khối lượng hoặc sai về đơn giá.
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện hay chưa đủ kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có);
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có),
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 06
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2013 của Sở Xây dựng)
MẪU DẤU XÁC NHẬN ĐÃ THẨM TRA
Của Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
Tên cơ quan thẩm tra |
THIẾT KẾ ĐÃ THẨM TRA Theo văn bản thẩm tra số ……../…….. Ngày …tháng…năm...
(Cán bộ chủ trì thẩm tra ký tên) |
PHỤ LỤC 07
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2013 của Sở Xây dựng)
MẪU DẤU PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ HOẶC ĐẠI DIỆN ĐƯỢC ỦY QUYỀN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ |
THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG ĐÃ PHÊ DUYỆT
….. ngày…tháng…năm…
Họ và tên, chức vụ, chữ ký người xác nhận. |
PHỤ LỤC 08
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2013 của Sở Xây dựng)
Cơ quan chuyên môn về xây dựng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công trình….. |
……, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: ……………………………………
(Cơ quan chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số ... ngày … của ……….. xin ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình……….thuộc dự án đầu tư………….
Căn cứ Báo cáo thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê.
Các căn cứ khác có liên quan……….(nếu có).
(Cơ quan chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông tin chung về công trình:
- Tên công trình…………..Loại, cấp công trình...........................................................
- Thuộc dự án đầu tư:.................................................................................................
- Chủ đầu tư:...............................................................................................................
- Nguồn vốn:................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng:...................................................................................................
2. Về năng lực của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến nhận xét:
a) Về sự đầy đủ các nội dung thẩm tra nêu tại mục V của hướng dẫn này.
b) Những nội dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 09
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày tháng năm 2013 của Sở Xây dựng)
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH THUỘC DIỆN PHẢI THIẾT KẾ VÀ THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị các loại; dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.
2. Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.
3. Nhà ở tập thể, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên.
4. Bệnh viện, nhà điều dưỡng cấp huyện trở lên; bệnh viện khác, nhà điều dưỡng, cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa từ 25 giường trở lên; cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa và dịch vụ y tế khác từ 10 giường trở lên.
5. Trường học, cơ sở giáo dục từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên.
6. Chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự án thiết kế xây dựng; Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
8. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
9. Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
10. Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm thuộc Nhà nước quản lý.
11. Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên.
12. Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên.
13. Ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thủy, các bến xe, từ cấp huyện quản lý trở lên; nhà ga đường sắt xây dựng ở nội thành, nội thị.
14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
15. Kho, cảng xuất nhập, bảo quản vật liệu nổ, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
16. Kho hàng hóa, vật tư khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
17. Nhà, công trình thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự án thiết kế xây dựng.
18. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 KV trở lên.
19. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
20. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực.
21. Công trình ngầm, công trình trong hang hầm có nguy hiểm về cháy, nổ.
22. Dự án, thiết kế lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy.
PHỤ LỤC 10
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày tháng năm 2013 của Sở Xây dựng)
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)
TT |
Dự án |
Quy mô |
1 |
Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ |
Tất cả |
2 |
Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; khu di tích lịch sử - văn hóa; khu di sản thế giới; khu dự trữ sinh quyển; khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng |
Tất cả |
Nhóm các dự án về xây dựng |
||
3 |
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trung tâm đô thị và các khu dân cư |
Có diện tích từ 5 ha trở lên |
4 |
Dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ |
Có chiều dài công trình từ 5 km trở lên đối với dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; Có diện tích khu vực nạo vét từ 1 ha đối với các dự án nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ |
5 |
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề truyền thống và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác |
Tất cả |
6 |
Dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại |
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên |
7 |
Dự án xây dựng các chợ đầu mối, chợ hạng 1, chợ hạng 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn |
Tất cả |
8 |
Dự án xây dựng bệnh viện |
Tất cả |
9 |
Dự án xây dựng phòng thí nghiệm có phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động thí nghiệm |
Tất cả |
10 |
Dự án xây dựng khu ký túc xá; chung cư |
Quy mô sử dụng từ 500 người hoặc 100 hộ trở lên |
11 |
Dự án xây dựng khu dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, sân golf |
Có diện tích từ 5 ha trở lên |
12 |
Dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch |
Quy mô sử dụng từ 50 phòng trở lên |
13 |
Dự án xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch khác (gồm cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất) |
Lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm trở lên |
14 |
Dự án xây dựng nghĩa trang (theo hình thức hung táng, hỏa táng và hình thức khác) |
Tất cả |
15 |
Dự án xây dựng công trình có tầng hầm |
Có độ sâu từ 10 m trở lên |
16 |
Dự án xây dựng công trình chiến đấu, trung tâm huấn luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng; Dự án xây dựng kho tàng quân sự; Dự án xây dựng khu kinh tế quốc phòng |
Tất cả |
Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng |
||
17 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, dự án sản xuất clinker |
Tất cả đối với dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng; Công suất từ 500.000 tấn clinker/năm trở lên đối với dự án sản xuất clinker |
18 |
Dự án xây dựng cơ sở nghiền clinker sản xuất xi măng |
Công suất từ 100.000 tấn xi măng/năm trở lên |
19 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ngói; tấm lợp fibro xi măng |
Công suất từ 10 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên |
20 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại |
Công suất từ 500.000 m2/năm trở lên |
21 |
Dự án cơ sở sản xuất nguyên, vật liệu xây dựng khác |
Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về giao thông |
||
22 |
Dự án xây dựng công trình giao thông ngầm (đường xe điện ngầm, đường hầm); xây dựng cáp treo |
Tất cả đối với công trình giao thông ngầm Chiều dài từ 500 m trở lên đối với cáp treo |
23 |
Dự án xây dựng đường ôtô cao tốc, đường ôtô từ cấp I đến cấp III; Dự án xây dựng đường sắt trên cao; Dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay |
Tất cả |
24 |
Dự án cải tạo, nâng cấp đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III; đường sắt; |
Tất cả |
25 |
Dự án xây dựng đường ô tô cấp IV, cấp V |
Chiều dài từ 100 km trở lên |
26 |
Dự án xây dựng cầu đường bộ, đường sắt |
Chiều dài từ 200 m trở lên (không kể đường dẫn) |
27 |
Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển |
Tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
28 |
Dự án xây dựng cảng cá, bến cá |
Có khối lượng cá nhập cảng là 50 tấn/ngày trở lên |
29 |
Dự án xây dựng bến xe khách |
Diện tích từ 5 ha trở lên |
30 |
Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng |
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên |
Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ |
||
31 |
Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân; Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện |
Tất cả |
32 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ, hoặc phát sinh chất thải phóng xạ |
Tất cả |
33 |
Dự án xây dựng nhà máy phong điện, quang điện |
Diện tích sử dụng đất, mặt nước từ 100 ha trở lên |
34 |
Dự án xây dựng nhà máy thủy điện |
Hồ chứa có dung tích từ 100.000 m3 nước trở lên hoặc công suất từ 1 MW trở lên |
35 |
Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện, trạm điện |
Từ 110 KV trở lên |
36 |
Dự án sản xuất dây, cáp điện |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án điện tử, viễn thông |
||
37 |
Dự án xây dựng trạm phát, trạm thu - phát vô tuyến; dự án trạm phát, trạm thu - phát viễn thông |
Công suất từ 2 KW trở lên |
38 |
Dự án sản xuất các thiết bị điện, điện tử |
Công suất từ 10.000 thiết bị/năm trở lên |
39 |
Dự án sản xuất linh kiện điện, điện tử |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với linh kiện điện Công suất từ 100.000 linh kiện/năm trở lên đối với linh kiện điện tử |
40 |
Dự án xây dựng tuyến viễn thông |
Chiều dài từ 100 km trở lên |
Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp |
||
41 |
Dự án xây dựng công trình hồ chứa nước |
Dung tích hồ chứa từ 100.000 m3 nước trở lên |
42 |
Dự án xây dựng công trình tưới, cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp |
Tưới, tiêu, cấp nước cho diện tích từ 100 ha trở lên |
43 |
Dự án xây dựng có lấn biển |
Có chiều dài đường bao ven biển từ 1.000 m trở lên hoặc diện tích lấn biển từ 5 ha trở lên |
44 |
Dự án đê, kè bờ sông, bờ biển |
Có chiều dài từ 1.000 m trở lên |
45 |
Dự án chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng, diện tích đất lúa 2 vụ |
Diện tích từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, rừng đặc dụng; Diện tích từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên; Diện tích từ 50 ha trở lên đối với các loại rừng khác; Diện tích từ 3 ha trở lên đối với đất lúa 2 vụ |
46 |
Dự án trồng rừng và khai thác rừng |
Trồng rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên; khai thác rừng diện tích từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng, 50 ha trở lên đối với rừng tự nhiên sản xuất và 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên phòng hộ |
47 |
Dự án xây dựng vùng trồng cây công nghiệp; vùng trồng rau, hoa tập trung (kể cả các dự án tái canh) |
Diện tích từ 50 ha trở lên |
Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản |
||
48 |
Dự án khai thác vật liệu san lấp mặt bằng |
Công suất khai thác từ 100.000 m3 vật liệu nguyên khai/năm trở lên |
49 |
Dự án khai thác cát hoặc nạo vét lòng sông làm vật liệu san lấp, xây dựng |
Công suất từ 50.000 m3 vật liệu nguyên khai/năm trở lên |
50 |
Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng các chất độc hại, hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp) |
Có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) từ 50.000 m3 nguyên khai/năm trở lên |
51 |
Dự án thăm dò đất hiếm, thăm dò khoáng sản có tính phóng xạ; dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng các chất độc hại, hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm |
Tất cả |
52 |
Dự án chế biến khoáng sản rắn không sử dụng các chất độc hại, hóa chất |
Công suất từ 50.000 m3 sản phẩm/năm trở lên; Có lượng đất đá thải ra từ 500.000 m3/năm trở lên đối với tuyển than |
53 |
Dự án khai thác nước để làm nguồn nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt |
Công suất khai thác từ 5.000 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất; Công suất khai thác từ 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước mặt |
54 |
Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) |
Công suất khai thác từ 120 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai; Công suất khai thác từ 500 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác |
55 |
Dự án tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về dầu khí |
||
56 |
Dự án khai thác dầu, khí |
Tất cả |
57 |
Dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn); dự án xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dầu; dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí |
Tất cả |
58 |
Dự án xây dựng kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu |
Dung tích kho/bể chứa từ 200 m3 trở lên |
Nhóm các dự án về xử lý chất thải |
||
59 |
Dự án xây dựng cơ sở vật chất tái chế, xử lý, chôn lấp hoặc tiêu hủy chất thải tập trung |
Tất cả |
60 |
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung |
Tất cả đối với nước thải công nghiệp; Công suất thiết kế từ 500 m3 nước thải/ngày đêm trở lên đối với nước thải sinh hoạt |
61 |
Dự án sơ chế phế liệu (kể cả phế liệu nhập khẩu) |
Công suất từ 3.000 tấn/năm |
62 |
Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu |
Tất cả |
Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim |
||
63 |
Dự án xây dựng nhà máy luyện kim |
Tất cả đối với dự án có sử dụng nguyên liệu là phế liệu; Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác |
64 |
Dự án xây dựng cơ sở cán thép |
Tất cả đối với dự án có sử dụng nguyên liệu là phế liệu; Công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác |
65 |
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy |
Thiết kế cho tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
66 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa container, rơ móc |
Đối với sản xuất, công suất từ 500 container, rơ móc/năm trở lên; Đối với sửa chữa, công suất từ 2.500 container, rơ móc/năm trở lên |
67 |
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe |
Công suất từ 100 phương tiện/năm trở lên |
68 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô |
Công suất từ 10.000 phương tiện/năm trở lên đối với xe máy; Công suất từ 500 phương tiện/năm trở lên đối với ô tô |
69 |
Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
70 |
Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
71 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhôm định hình |
Công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
72 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự |
Tất cả |
Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
||
73 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ |
Công suất từ 3.000 m3 gỗ nguyên liệu/năm trở lên |
74 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dăm gỗ |
Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
75 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép |
Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên |
76 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng, xây dựng hoặc công nghiệp |
Công suất từ 10.000 sản phẩm/năm trở lên |
77 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ |
Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
78 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
79 |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh |
Công suất từ 10.000 sản phẩm/năm trở lên |
80 |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước |
Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án chế biến thực phẩm |
||
81 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
82 |
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung |
Công suất từ 500 gia súc/ngày trở lên; 5.000 gia cầm/ngày trở lên |
83 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản |
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
84 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường |
Công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên |
85 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất cồn, rượu |
Công suất từ 50.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
86 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát |
Công suất từ 200.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
87 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
88 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
89 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
90 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bánh, kẹo |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
91 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước đá |
Công suất từ 300 tấn nước đá/ngày đêm trở lên |
92 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai |
Công suất từ 2.000 m3 nước/năm trở lên |
Nhóm các dự án chế biến nông sản |
||
93 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá điếu |
Công suất từ 600.000 điếu/năm trở lên |
94 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
95 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến nông sản ngũ cốc |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
96 |
Dự án xây dựng cơ sở xay xát, chế biến gạo |
Công suất từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
97 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột các loại |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
98 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến hạt điều |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
99 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến chè, ca cao |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
100 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến cà phê |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/tháng trở lên đối với phương pháp chế biến ướt; Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với phương pháp chế biến khô; Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan |
Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản |
||
101 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản, phụ phẩm thủy sản |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
102 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến bột cá |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
103 |
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh hoặc bán thâm canh |
Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên |
104 |
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản quảng canh |
Diện tích mặt nước từ 50 ha trở lên |
105 |
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản trên cát |
Quy mô từ 10 ha trở lên |
106 |
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung |
Từ 500 đầu gia súc trở lên đối với trâu, bò; từ 1.000 đầu gia súc trở lên đối với các gia súc khác |
107 |
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung |
Từ 20.000 đầu gia cầm trở lên; đối với đà điểu từ 200 con trở lên; đối với chim cút từ 100.000 con trở lên |
108 |
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã |
Tất cả |
109 |
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi các loài bò sát |
Từ 1.000 con trở lên đối với cá sấu, kỳ đà, trăn; từ 5.000 con trở lên đối với rắn và các loài bò sát khác |
Nhóm dự án sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật |
||
110 |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
111 |
Dự án xây dựng kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật |
Sức chứa từ 5 tấn trở lên |
112 |
Dự án xây dựng kho chứa phân bón |
Sức chứa từ 100 tấn trở lên |
113 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
Tất cả |
114 |
Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật |
Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
115 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm |
||
116 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm thuốc thú y |
Tất cả đối với sản xuất vắc xin; Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dược phẩm khác và thuốc thú y |
117 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa dược mỹ phẩm |
Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
118 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn, hóa chất cơ bản |
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
119 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa |
Công suất từ 1000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
120 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
121 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ |
Tất cả |
122 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ |
Tất cả |
123 |
Dự án xây dựng vùng sản xuất muối từ nước biển |
Diện tích từ 100 ha trở lên |
Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm |
||
124 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy và các nguyên liệu thô |
Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
125 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giấy |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sản xuất giấy từ bột giấy Tất cả đối với dự án sản xuất giấy từ phế liệu |
126 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất văn phòng phẩm |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
127 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bao bì các tông |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc |
||
128 |
Dự án xây dựng cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm |
Tất cả |
129 |
Dự án xây dựng cơ sở dệt không nhuộm |
Công suất từ 10.000.000 m vải/năm trở lên |
130 |
Dự án sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc |
Công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy; Công suất từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy |
131 |
Dự án giặt là công nghiệp |
Công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên |
132 |
Dự án sản xuất sợi tơ tằm và sợi nhân tạo |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án khác |
||
133 |
Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu - triển khai hoặc cơ sở sản xuất trong khu công nghệ cao |
Tất cả |
134 |
Dự án chế biến cao su, mủ cao su |
Công suất từ 4.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
135 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế |
Công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên |
136 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép |
Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
137 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại |
50.000 sản phẩm/năm trở lên đối với ô tô, máy kéo; từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên đối với xe đạp, xe máy |
138 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác |
Công suất từ 500 tấn mực in và từ 1.000 sản phẩm/năm trở lên đối với các vật liệu ngành in khác |
139 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy, pin |
Công suất từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
140 |
Dự án xây dựng cơ sở thuộc da |
Tất cả |
141 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp |
Công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
142 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các thiết bị, sản phẩm chữa cháy |
Tất cả |
143 |
Dự án có hạng mục di dân tái định cư |
Quy mô từ 300 hộ trở lên |
144 |
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất |
Có quy mô, công suất tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 143 |
145 |
Dự án có từ một hạng mục trở lên trong số các dự án thứ tự từ 1 đến 143 của Phụ lục này |
|
146 |
Các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh ngoài Phụ lục này do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định |
|