Hướng dẫn 04/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 04/HD-VKSTC
Ngày ban hành 10/01/2017
Ngày có hiệu lực 10/01/2017
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Vũ Huy Thuận
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2017

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân và Kế hoạch công tác trọng tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2017; Trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 và phương châm « Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương – Chất lượng, hiệu quả ». Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, đề nghị VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung thực hiện các nội dung sau :

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong toàn Ngành. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự nhằm góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

2. Yêu cầu

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp nhằm hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2017.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát, kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm; kiên quyết kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục và chấm dứt vi phạm.

Thường xuyên rà soát, định kỳ kiểm tra, đánh giá và báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả; bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu của Quốc hội và hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá công tác nghiệp vụ của Ngành.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức tập huấn toàn Ngành hướng dẫn kỹ năng phát hiện vi phạm theo quy định mới của pháp luật, việc thi hành các quy định mới của luật có lợi cho người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án hình sự và triển khai thực hiện Quy chế sửa đổi về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi có hiệu lực thi hành.

2. Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong toàn Ngành; trong đó, mỗi cấp kiểm sát chủ động lựa chọn biện pháp trọng tâm mang tính đột phá, tạo chuyển biến rõ rệt trong những lĩnh vực còn hạn chế. Tăng cường các biện pháp bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam; thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự tuân thủ theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

VKSND cấp tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu theo các Nghị quyết của Quốc hội và các chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Tiếp tục tập trung phát hiện vi phạm trong công tác quản lý dẫn đến tình trạng mang vật cấm vào cơ sở giam giữ, vi phạm kỷ luật, phạm tội mới, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù; các vi phạm trong việc xét miễn, việc đề nghị hoãn, tạm đình chỉ thi hành án để ban hành kiến nghị, kháng nghị và bảo đảm các đề nghị về xét miễn, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án của VKS đều được chấp nhận.

3. Quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật và kết quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; kịp thời phát hiện, xác định nguyên nhân, điều kiện và kiên quyết kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm, nhất là các vi phạm pháp luật phổ biến, kéo dài, xâm phạm đến quyền của người bị giam giữ không bị luật hạn chế hoặc tước bỏ. Rà soát, phát hiện, tổng hợp báo cáo các vướng mắc, bất cập trong thi hành các đạo luật để tham mưu đề xuất, sửa đổi, bổ sung. Tăng cường ban hành Thông báo rút kinh nghiệm về nghiệp vụ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các kiến nghị, kháng nghị bảo đảm được cơ quan hữu quan chấp nhận đạt 100%; phúc tra 100% số kháng nghị, kiến nghị đã ban hành.

4. Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; các Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và VKS với các cơ quan tư pháp đóng tại địa phương; các Thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về thực hiện tha tù trước hạn có điều kiện, quy định quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ sở giam giữ khi có hiệu lực thi hành.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với công tác kiểm sát

1.1. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

- Nắm chắc tình hình chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; kiểm sát chặt chẽ về thủ tục pháp luật nhất là việc thông báo sắp hết thời hạn, kiến nghị quá hạn tạm giam, quyết định tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và việc tăng, giảm số lượng ng­ười bị tạm giữ, tạm giam trong các giai đoạn tố tụng, nhằm đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam theo đúng các quy định của pháp luật;

Phối hợp chặt chẽ với các khâu công tác nghiệp vụ trong ngành, với VKSND cấp cao để theo dõi các tr­ường hợp VKS quyết định không phê chuẩn, quyết định không gia hạn, các tr­ường hợp thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam… nhằm bảo đảm các quyết định tố tụng phải được thực hiện.

- Kiểm sát chặt chẽ công tác quản lý giam giữ nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam trốn, chết do đánh nhau, tự sát, phạm tội mới, vi phạm kỷ luật...tại nơi giam giữ, xác định nguyên nhân, trách nhiệm và kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục. Kịp thời phát hiện, trả tự do cho người bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật.

Khi tiến hành trực tiếp kiểm sát cần chú ý kiểm sát việc phân loại giam giữ để kịp thời phát hiện, yêu cầu chấm dứt việc giam chung người trong cùng vụ án, khắc phục việc giam chung người chưa thành niên với người thành niên...và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam.

Kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, đặc biệt chú ý đến các quy định mới của pháp luật quy định về chế độ được gặp thân nhân trong thời gian bị tạm giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam; chế độ đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ người bị kết án tử hình nhằm đảm bảo các quyền không bị luật tước bỏ đối với người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện nghiêm túc.

- Thực hiện nghiêm túc văn bản số 2307/VKSTC-V8 ngày 16/6/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao hướng dẫn về việc thực hiện một số nội dung liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam.

1.2. Kiểm sát thi hành án hình sự

- Kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định thi hành án, đảm bảo đúng thời hạn luật định, kịp thời phát hiện các quyết định thi hành án hình sự còn sai sót, các trường hợp chậm ra quyết định thi hành án, chậm áp giải, chậm ra quyết định truy nã; Kiểm sát 100% hồ sơ bị án bị phạt tù đang tại ngoại, không tự nguyện thi hành án. Thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm, bảo đảm các bản án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành theo đúng quy định.

- Trong kiểm sát thi hành án phạt tù: Thực hiện đủ các cuộc kiểm sát định kỳ, tăng cường kiểm sát đột xuất, nâng cao chất lượng các cuộc kiểm sát trực tiếp. Tập trung phát hiện vi phạm trong công tác quản lý giam giữ dẫn đến việc phạm nhân mang vật cấm vào nơi giam, vi phạm kỷ luật, phạm tội mới; các trường hợp trốn, chết do đánh nhau, tự sát; đặc biệt là những vi phạm, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người chấp hành án; xác định nguyên nhân, điều kiện để kiến nghị, kháng nghị khắc phục và chấm dứt vi phạm. Bảo đảm các hành vi vi phạm của người chấp hành án phạt tù phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

[...]