Hướng dẫn 04/HD-BCH năm 2015 triển khai giải pháp hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 04/HD-BCH
Ngày ban hành 06/05/2015
Ngày có hiệu lực 06/05/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UBND TNH HÀ GIANG
BAN CHỈ HUY PCTT & TKCN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/HD-BCH

Hà Giang, ngày 06 tháng 5 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện các giải pháp sau:

I. Thông tin về các vị trí, các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét; một số khuyến cáo về làm nhà ở; giải pháp công trình Thủy lợi

Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình đồi núi độ dốc lớn, chia cắt mạnh; do đặc thù về điều kiện địa hình tỉnh rất phức tạp, hệ thống đường giao thông đi các huyện hầu như nền đường hẹp, độ dốc lớn, taluy kết cấu địa chất không bền vững, hàng năm vào mùa mưa bão thường xuyên xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống...

Trong 05 năm qua, tỉnh Hà Giang đã xảy ra hơn 08 trận lũ quét và sạt lở đất, làm chết 61 người, bị thương 75 người; Làm sập đổ hư hỏng hơn 18.900 nhà dân; hơn 3.852 ha rau, hoa màu các loại; 12.000 ha lúa, ngô bị thiệt hại..., tổng thit hi ước tính hơn 1.200 tỷ đng; đin hình là trận lũ quét xảy tại huyện Vị xuyên ra vào trung tun tháng 7/2013 làm bị thương 03 người bị thương; 43 nhà phải dời; vùi lấp 21,6ha lúa; cuốn trôi 8,64 tấn thóc, lúa; làm chết nhiều gia súc, gia cầm,... và hư hỏng các công trình thủy lợi, giao thông, và nhiều công trình phúc li xã hội khác; trung tuần tháng 7/2014 trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã xảy ra sạt lở đất làm 07 người chết; 02 người bị thương... ngoài ra làm hư hỏng nhiều công trình phúc lợi xã hội; hu như địa điểm của các vụ sạt lở đất xảy ra ở nơi bà con đã cư trú lâu năm và không thuộc khu vực được xác định là nơi có nguy cơ về sạt lở đất.

1. Thông tin về các vị trí, các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét

Theo kết quả dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến lũ quét, lũ ống, trượt, sạt lở đất trên địa bàn các huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình - tỉnh Hà Giang và xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đi khí hậu” do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2011, thì trên địa bàn của 04 huyện có 99 đim đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở cao (Danh sách các điểm theo Phụ lục 01) và có 20 khu vực đã xảy ra lũ quét và có nguy cơ xảy ra lũ quét (Danh sách các khu vực theo Phụ lục 02); và theo số liệu báo cáo của các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang thì trên địa bàn 6 huyện và thành phố Hà Giang có 289 điểm có nguy cơ sạt lở (danh sách tại Phụ lục 03 kèm theo). Căn cứ vào danh sách các điểm có nguy cơ xảy ra trượt, sạt lở đất, lũ quét nêu trên đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố chủ động rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở mới phát sinh đồng thi chỉ đạo chính quyền các xã tổ chức cắm biển cảnh báo tại những điểm có nguy cơ sạt l, lũ quét nhằm giúp nhân dân biết, nâng cao cảnh giác và chủ động đ phòng.

2. Nội dung biển báo và một số khuyến cáo về làm nhà ở trong vùng nguy cơ sạt lở đất lũ quét

* Nội dung biển báo: Đi với khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất đá, nội dung là: Khu vc có nguy cơ cao sạt lở đất đá; cấm dng nhà, lán tri; cảnh giác khi qua lại; Đối với khu vực có nguy cơ cao lũ ng, lũ quét nội dung là: Khu vực nguy cơ lũ ống, lũ quét; cấm dựng nhà, lán trại; cảnh giác khi qua li.

* Một số khuyến cáo về làm nhà ở:

+ Không làm nhà ở tại những nơi ta-luy cao hoặc vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở; xây dựng nhà tại các nơi trống trải, giữa cánh đồng, ven làng, ven sông, sui, trên sườn núi hoặc giữa 2 sườn đi.

+ Chủ động kiểm tra xung quanh nơi ở để kịp thời phát hiện những vết rạn nứt địa chất; khuyến khích người dân ở vùng đồi núi cao trong quá trình canh tác hễ phát hiện được hiện tượng sạt, trượt đất, vét rạn nứt sườn núi khẩn trương báo cáo ngay với chính quyền cơ sở nhằm kịp thời xây dựng phương án đề phòng.

+ Đặc biệt những nơi đã thực hiện vận động di dời dân khỏi vùng nguy hiểm mà còn có người chưa chịu di dời nên vận động thực hiện triệt để; các điểm dân cư được quy tụ bố trí sắp xếp phải phù hợp với kế hoạch của tỉnh. Bố trí sắp xếp dân cư phải kết hợp đồng bộ các biện pháp và phải phù hợp với một số tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới, tận dụng khai thác triệt để các hạng mục công trình và quỹ đất hiện có. Khi thực hiện cn ưu tiên lựa chọn những v trí thuận lợi an toàn, đảm bảo tránh được thiên tai, gần đất canh tác của hộ gia đình, động viên nhân dân xây dựng nhà kiên cố nhà cửa; tổ chức quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng nông thôn, khu dân cư, công trình phúc lợi gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

+ Đối với hiện tượng lũ quét, từ trước đến nay vẫn được cảnh báo ở tất cả những địa phương có khe suối chảy qua, nhất là những khe suối ở khu vực núi cao. Do địa hình cùng với tình trạng rừng bị tàn phá khiến cho việc dồn tụ nước mưa rất nhanh đổ vào các khe suối. Không những thế, sức nước còn có khả năng tàn phá và cuốn theo khối lượng lớn đất đá, cây rng vùi lấp ruộng vườn và khu dân cư. Những vùng đã di dân đi nơi khác nhưng dân vẫn quay lại làm lều lán, canh tác hoa màu hoặc vùng núi dễ sạt lở nên khuyến cáo nhân dân di dời hẳn hoặc hạn chế tập trung đông người canh tác tại những khu vực này khi thời tiết mưa kéo dài; và những nơi người dân đã được vận động di dời khỏi vùng nguy cơ lũ quét mà dân chưa chịu thực hiện thì phải có biện pháp kiên quyết trong những tháng cao điểm của mùa mưa lũ, cụ thể:

Việc xây dựng làm nhà hàng năm phải thông qua cấp ủy, chính quyền địa phương sở tại kiểm tra cho phép mới được thực hiện, trường hợp cố tình phải có biên bản cam kết chịu trách nhiệm cụ thể nếu xảy ra sạt lở, lũ quét.

Đối với các hộ dân có nhu cầu làm nhà mới nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét thủ tục gồm như sau: Đơn xin làm nhà, biên bản kiểm tra của thôn, xã. Trưởng Ban PCTT & TKCN cấp huyện, xã, địa chính, trưởng thôn... có trách nhiệm kiểm tra cụ thể vị trí người dân đề xuất, đáp ứng các điều kiện an toàn thì mới cho xây dựng nhà ở; trường hợp hộ gia đình nào nằm trong vùng nguy hiểm không chấp hành thì phải có bản cam kết (tự chịu trách nhiệm) nếu xảy ra sạt lở đất, lũ quét; Vận động những hộ gia đình đang sống tại các khu vực có nguy cơ sạt lở di dời đến nơi an toàn, các hộ gia đình cố tình không di dời có thể phải sử dụng biện pháp cưỡng chế di dời để tránh thiệt hại về người do thiên tai gây ra; Thủ tục đối với các hộ chuyển dân trong vùng nguy cơ thiên tai gồm: Đơn xin di chuyển của hộ; Bản cam kết của hộ đối với thôn, chính quyền xã; Danh sách trích ngang của hộ xin di chuyển; khi hộ gia đình hoàn thành công trình nhà ở thì UBND các xã có trách nhiệm mời các ban ngành đoàn thể của xã tổ chức nghiệm thu giải ngân tiền hỗ trợ và bàn giao công trình nhà ở cho hộ gia đình sử dụng.

3. Giải pháp đối với các công trình thủy lợi

+ Đi với công trình đập:

- Phải chọn vị trí (tốt nhất là nền đá) không nên chọn vị trí ở dốc và có nguy cơ sạt lở;

- Cần tính toán gia cố hạ lưu phần trên móng đảm bảo không xói;

- Gia cố bổ sung rọ thép hạ lưu đảm bảo an toàn cho đập.

+ Đối với công trình kênh mương:

- Tạo mặt bằng đảm bảo độ dốc không gây sạt lở vào kênh;

- Các công trình trên kênh bố trí tràn trên kênh và tràn bên tại các khe suối nhỏ không gây xói l kênh;

- Các cầu máng bố trí đủ khẩu độ không gây cản trở dòng chảy và không bị nước cản phần thân móng.

+ Thường xuyên khơi thông kênh mương cụ thể là vớt rác, củi tại các đầu đập, cống lấy nước, vớt vật cản tại khu vực cầu máng; thường xuyên nạo vét kênh mương đ không bị tràn nước làm xói lở bờ kênh và làm mất đoạn kênh;

+ Đối với các công trình xây khi công mi. Sau khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền, trong quá trình xây dựng dự án hoặc lập báo cáo KTKT cần thành lập đoàn thẩm định kim tra thực tế tại địa bàn, có ý kiến tham gia cụ thể của các thành viên trong đoàn và cấp ủy chính quyền địa phương.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ