Hướng dẫn 02/HD-LĐLĐ năm 2022 về Công đoàn thực hiện giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 02/HD-LĐLĐ
Ngày ban hành 10/02/2022
Ngày có hiệu lực 10/02/2022
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Phi Thường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/HD-LĐLĐ

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG ĐOÀN THỰC HIỆN GIÁM SÁT VIỆC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, CÁN BỘ CHỦ CHỐT VÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Căn cứ Hướng dẫn số 44/HD-TLĐ ngày 20/12/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc “Công đoàn thực hiện giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đng viên” theo quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương đảng.

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hướng dẫn, triển khai thực hiện trong các cấp Công đoàn Thủ đô như sau.

I. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦ THỂ GIÁM SÁT

1. Mục đích và nguyên tắc giám sát

1.1. Mục đích

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, đoàn viên công đoàn, người lao động trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; phát hiện, phòng ngừa các sai phạm đồng thời tuyên truyền, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực góp phần xây dựng Đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh, phát triển bền vững.

1.2. Nguyên tắc

Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, tổ chức đng; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố; không làm cản trở hoặc ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, gia đình người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

Trên tinh thần xây dựng, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch; tránh nể nang, né tránh hoặc để bị lợi dụng.

2. Phạm vi, đối tượng và chủ thể giám sát

2.1. Phạm vi giám sát

Giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp, tổ chức đảng ở cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, đảng viên ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.

Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên không thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống thì đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn thực hiện báo cáo, phản ảnh với cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên.

2.2. Đối tượng giám sát

Người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, đảng viên ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn; tập trung giám sát cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, cán bộ lãnh đạo quản lý đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp của tổ chức Công đoàn.

2.3. Chủ thể giám sát

- Công đoàn các cấp từ Thành phố đến cơ sở.

- Đoàn viên công đoàn, người lao động giám sát thông qua Công đoàn cơ sở; thông qua phản ảnh, kiến nghị đến cấp ủy đảng, tổ chức đảng, Mặt trận Tquốc, công đoàn các cấp và cơ quan có thẩm quyền về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁM SÁT

1. Nội dung giám sát

1.1. Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống được quy định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII

a) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

b) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

c) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

d) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

[...]