Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Số hiệu | 01-HD/TW |
Ngày ban hành | 28/09/2021 |
Ngày có hiệu lực | 28/09/2021 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Ban Chấp hành Trung ương |
Người ký | Võ Văn Thưởng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 01-HD/TW |
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021 |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII,
Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng như sau:
1. Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt
1.1. Về tuổi đời
Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
1.2. Về trình độ học vấn
a) Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
b) Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
2. Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2.1. Nhiệm vụ được giao bao gồm:
- Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
- Nhiệm vụ do tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.
2.2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
2.4. Việc đánh giá kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ hằng năm của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1. Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2. Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.3. Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 01-HD/TW |
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021 |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII,
Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng như sau:
1. Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt
1.1. Về tuổi đời
Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
1.2. Về trình độ học vấn
a) Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
b) Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
2. Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2.1. Nhiệm vụ được giao bao gồm:
- Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
- Nhiệm vụ do tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.
2.2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
2.4. Việc đánh giá kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ hằng năm của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1. Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2. Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.3. Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra, xác minh
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
- Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
- Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên
- Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).
+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.
- Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:
+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.
+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.
đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.
3.5. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú
Chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chỉ ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.
Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.
3.6. Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.
b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.
Ở những nơi cỏ đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở.
c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp.
Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp.
3.7. Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên
a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu.
Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.
b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.
Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Cục Công tác đảng và công tác chính trị thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.
c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.
3.8. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên
a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.
c) Chương trình buổi lễ kết nạp
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.
- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.
- Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
3.9. Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:
a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới.
Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.
b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp
Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (đảng ủy được ủy quyền, ban thường vụ đảng ủy được giao quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.
Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp; nếu quá thời hạn trên mà không ban hành quyết định kết nạp thì cấp ủy phải báo cáo cấp ủy cấp trên.
c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp
- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (trong cùng đảng bộ cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp.
- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên.
+ Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.
+ Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.
Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến.
3.10. Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị
- Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến nơi làm việc, học tập hoặc nơi cư trú mới thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị và gửi kèm bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ.
- Đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị trước khi chuyển sinh hoạt đảng đến tổ chức cơ sở đảng khác có trách nhiệm gửi bản nhận xét về đảng viên dự bị. Chi bộ phân công đảng viên chính thức khác tiếp tục theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị.
4.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
4.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
4.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.
4.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú
Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.
4.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền
a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này.
b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.
4.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách
a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.
b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.
c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.
d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.
5. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức
5.1. Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên
Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5.2. Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức
a) Kết nạp đảng viên
- Người đang trong thời gian xem xét kết nạp được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào Đảng theo quy định.
- Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc.
b) Công nhận đảng viên chính thức
- Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 4 của Hướng dẫn này gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức.
- Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất; thông báo cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết.
5.3. Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên
- Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này).
Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó.
Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này).
5.4. Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng
a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:
- Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng.
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.
- Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
b) Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
6. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể
6.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
6.2. Một số trường hợp cụ thể khác
a) Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp.
Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét.
b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp.
c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:
- Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc.
- Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
7. Phát và quản lý thẻ đảng viên
7.1. Phát và quản lý thẻ đảng viên
a) Thẻ đảng viên là chứng nhận quan trọng của đảng viên, được phát khi đảng viên đã được công nhận đảng viên chính thức.
Đảng viên được công nhận chính thức tại tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Bộ Ngoại giao thì do Đảng ủy Bộ Ngoại giao xét, làm thẻ đảng viên.
Đảng ủy Bộ Ngoại giao có trách nhiệm quản lý thẻ đảng khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước và trao lại thẻ đảng cho đảng viên khi đảng viên trở về nước.
b) Đảng viên từ trần thì gia đình của đảng viên đó được giữ lại thẻ đảng viên.
c) Đảng viên bị khai trừ, xoá tên và đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.
d) Đảng viên hoặc tổ chức đảng phát hiện việc sử dụng thẻ đảng viên sai quy định, thẻ đảng bị thất lạc, mất hoặc làm giả thì phải kịp thời báo cáo cấp ủy.
đ) Việc kiểm tra kỹ thuật thẻ đảng viên theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
7.2. Trách nhiệm của các cấp ủy trong việc phát và quản lý thẻ đảng viên
a) Cấp ủy cơ sở: Lập danh sách đảng viên được đề nghị cấp thẻ, xét và làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xét phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng. Sau khi có quyết định phát thẻ của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ tổ chức phát thẻ đảng viên tại cuộc họp chi bộ; định kỳ hằng năm chi bộ kiểm tra thẻ của đảng viên trong chi bộ.
b) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng: Xét, ra quyết định phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng; lập danh sách đảng viên được phát thẻ trong đảng bộ; viết thẻ đảng viên và quản lý sổ phát thẻ đảng viên.
c) Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện việc phát và quản lý thẻ đảng viên; hằng năm báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
Việc quản lý hồ sơ đảng viên thực hiện theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, cụ thể như sau:
8.1. Hồ sơ đảng viên
a) Khi được kết nạp vào Đảng
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
+ Đơn xin vào Đảng.
+ Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
+ Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
+ Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
+ Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
+ Lý lịch đảng viên.
+ Phiếu đảng viên.
b) Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới.
+ Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị.
+ Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên được phân công giúp đỡ.
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị.
+ Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ.
+ Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
+ Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở.
+ Quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền.
+ Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm.
+ Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có).
+ Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bản chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...
+ Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng.
+ Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 3 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
- Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
- Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp, quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý; bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.
c) Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đảng viên
- Đối với đảng viên được kết nạp vào Đảng từ khi thực hiện Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 02/6/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII đến nay, trong hồ sơ đảng viên phải có đủ các tài liệu như quy định tại Điểm a, b nêu trên.
- Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng trước khi có Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 02/6/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII thì các cấp ủy được giao quản lý hồ sơ đảng viên tổ chức kiểm tra, sưu tầm, thu thập bổ sung các tài liệu còn thiếu trong hồ sơ đảng viên để hoàn thiện hồ sơ đảng viên, sắp xếp, quản lý theo quy định.
Trường hợp đã sưu tầm, thu thập tài liệu nhưng vẫn không đủ các tài liệu trong hồ sơ đảng viên theo quy định thì cấp ủy nơi quản lý hồ sơ đảng viên xác nhận, ký tên, đóng dấu vào bản mục lục các tài liệu có trong hồ sơ đảng viên đang quản lý, làm cơ sở cho việc quản lý đảng viên và chuyển sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên.
- Bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm và khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức:
+ Định kỳ hằng năm và khi đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức, đảng viên phải ghi bổ sung những thay đổi về: Trình độ (lý luận chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính...), đơn vị, chức vụ công tác, nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, các con...) để tổ chức đảng bổ sung vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ đã bổ sung.
+ Chi ủy, chi bộ hướng dẫn, thu nhận, kiểm tra, xác nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, viết bổ sung những thay đổi vào danh sách đảng viên của chi bộ và chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên đảng ủy cơ sở (nếu là chi bộ cơ sở thì chi ủy xác nhận vào mục của cấp ủy cơ sở).
+ Cấp ủy cơ sở ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.
+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng bổ sung vào phiếu đảng viên, lý lịch đảng viên, danh sách đảng viên và cơ sở dữ liệu đảng viên; lưu giữ phiếu bổ sung cùng với hồ sơ đảng viên, nếu cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên thì chuyển phiếu cho cấp ủy cơ sở.
8.2. Yêu cầu quản lý hồ sơ đảng viên
a) Hồ sơ đảng viên phải được tổ chức đảng quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật, không được tẩy xoá, tự ý sửa chữa. Khi có đủ căn cứ pháp lý, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy được giao quản lý hồ sơ mới được sửa chữa vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ sửa chữa.
b) Hồ sơ đảng viên do cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức quản lý, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Cấp ủy cơ sở không có điều kiện quản lý và bảo quản hồ sơ đảng viên thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý, bảo quản.
c) Quản lý hồ sơ khi chuyển sinh hoạt đảng:
- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp ủy nơi đảng viên chuyển đi làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với cấp ủy nơi đảng viên chuyển đến; trường hợp đặc biệt thì tổ chức đảng chuyển hồ sơ.
- Tổ chức đảng tiếp nhận đảng viên phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đảng viên theo danh mục các tài liệu có trong hồ sơ, vào sổ theo dõi, sắp xếp, quản lý; nếu chưa có xác nhận của cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên (nơi đảng viên chuyển đi) trong danh mục hồ sơ đảng viên thì chưa tiếp nhận sinh hoạt đảng.
d) Quản lý hồ sơ đảng viên khi tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách:
Hồ sơ của đảng viên ở những tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách do cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó kiểm tra, thu nhận, quản lý và xử lý theo quy định.
đ) Hồ sơ của đảng viên từ trần hoặc bị đưa ra khỏi Đảng thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng quản lý.
e) Nghiên cứu, khai thác hồ sơ đảng viên:
- Cán bộ, đảng viên muốn nghiên cứu hồ sơ đảng viên phải được sự đồng ý của cấp ủy quản lý hồ sơ và phải thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ quản lý hồ sơ đảng viên. Việc nghiên cứu hồ sơ đảng viên được tiến hành tại phòng hồ sơ. Trường hợp cần sao chụp hồ sơ đảng viên để nghiên cứu thì phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đồng ý.
- Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đảng viên tuyệt đối không được tẩy xoá, sửa chữa, ghi thêm, đưa thêm hoặc rút bớt tài liệu trong hồ sơ.
- Khi đảng viên xem hồ sơ của mình, nếu thấy có vấn đề gì chưa đồng tình thì phải báo cáo với cấp ủy quản lý hồ sơ xem xét, giải quyết.
- Cán bộ được giao quản lý hồ sơ đảng viên phải lưu giấy giới thiệu, có sổ theo dõi, ghi rõ ngày tháng năm, họ tên, đơn vị của người đến nghiên cứu hồ sơ. Người được cấp ủy cho mượn hồ sơ để nghiên cứu phải ký mượn vào sổ theo dõi và trả lại hồ sơ đúng thời gian.
g) Quản lý, sử dụng phiếu đảng viên:
- Phiếu đảng viên do cấp ủy huyện và tương đương quản lý (thay cho sơ yếu lý lịch đảng viên M2) theo thứ tự trong danh sách đảng viên của từng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Sơ yếu lý lịch M2 được chuyển về lưu giữ cùng với hồ sơ đảng viên, không được thanh lý.
- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra khỏi đảng bộ huyện và tương đương thì không phải khai lại phiếu đảng viên, mà phiếu đảng viên được chuyển giao cùng với hồ sơ đảng viên đến đảng bộ mới để quản lý.
h) Tổ chức quản lý hồ sơ đảng viên:
- Hệ thống sổ theo dõi, quản lý hồ sơ đảng viên gồm: Sổ danh sách đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ (cả đảng viên chính thức và dự bị); sổ đảng viên đã ra khỏi Đảng (xin ra, xoá tên, khai trừ); sổ đảng viên đã từ trần; sổ theo dõi giao nhận hồ sơ đảng viên và mượn đọc hồ sơ đảng viên.
- Hồ sơ đảng viên được sắp xếp theo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy và dễ bảo quản theo từng loại hồ sơ đảng viên ở mỗi cấp quản lý.
- Nơi lưu giữ hồ sơ đảng viên phải có phương tiện chống mối mọt, ẩm ướt, phòng hoả, lũ lụt; thực hiện đúng chế độ bảo mật.
Định kỳ 6 tháng phải đối chiếu danh sách đảng viên với số lượng hồ sơ đảng viên, kịp thời phát hiện những tài liệu trong hồ sơ đảng viên bị hư hỏng để xử lý ngay. Khi thay đổi cán bộ quản lý phải có biên bản giao nhận chặt chẽ, đúng quy định.
8.3. Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên
a) Đối với đảng viên:
- Phải tự khai lý lịch, phiếu đảng viên của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực theo quy định.
- Định kỳ hằng năm hoặc khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức phải ghi đầy đủ những thay đổi của mình vào phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, báo cáo chi ủy, chi bộ.
- Bảo quản, giữ gìn cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, không làm hỏng, không cho người khác mượn; nếu để mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên phải báo cáo cấp ủy rõ lý do để mất, làm hỏng, kèm theo bản xác nhận của cấp ủy hoặc công an xã, phường,... nơi bị mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên để được xem xét, làm lại hồ sơ đảng viên.
b) Đối với cấp cơ sở:
- Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có) quản lý sổ danh sách đảng viên.
- Cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên và sổ danh sách đảng viên theo đúng quy định về sử dụng, bảo quản hồ sơ đảng viên; hướng dẫn, kiểm tra, thu nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ lên cấp ủy cấp trên trực tiếp; định kỳ (3 tháng 1 lần) kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng để theo dõi số đảng viên chuyển đến báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xử lý đảng viên quá 3 tháng không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng mà không có lý do chính đáng; kiểm tra, bổ sung danh sách đảng viên; viết phiếu báo đảng viên đã từ trần và phiếu báo đảng viên ra khỏi Đảng chuyển giao cùng hồ sơ đảng viên đã từ trần, hồ sơ đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng lên cấp ủy cấp trên trực tiếp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi lập phiếu báo; xét, lập hồ sơ của đảng viên bị mất, bị hỏng và báo cáo cấp ủy cấp trên.
c) Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các tổ chức đảng trực thuộc. Chỉ giao hồ sơ đảng viên cho cấp ủy cơ sở quản lý khi có đủ điều kiện về phương tiện bảo quản và có cán bộ thực hiện việc quản lý; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận chặt chẽ.
- Quản lý phiếu đảng viên, sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị và hồ sơ của đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng chưa được giao quản lý.
- Định kỳ hằng năm kiểm tra danh sách đảng viên ở các cấp ủy cơ sở trực thuộc và báo cáo lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về các biến động của đội ngũ đảng viên theo các mẫu biểu báo cáo đã quy định.
d) Đối với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy và tương đương:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp ủy cấp dưới; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp ủy trực thuộc.
- Hằng năm tổ chức đối khớp và rút kinh nghiệm về công tác quản lý hồ sơ đảng viên và báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
9. Giải quyết việc thay đổi họ tên và ngày tháng năm sinh
9.1. Trường hợp đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì thực hiện như sau:
- Đảng viên gửi đến cấp ủy cơ sở đơn đề nghị và văn bản chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay đổi họ, tên.
- Cấp ủy cơ sở xem xét và đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền cho thay đổi họ, tên thì tổ chức đảng quản lý hồ sơ thực hiện chỉnh sửa đồng bộ họ, tên trong các tài liệu và cơ sở dữ liệu đảng viên do cấp ủy các cấp quản lý.
9.2. Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh ngày tháng năm sinh của đảng viên; thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.
Việc chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, cụ thể là:
10.1. Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về chuyển sinh hoạt đảng
a) Đối với đảng viên:
- Đảng viên phải xuất trình quyết định hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi ủy, chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức hoặc sinh hoạt đảng tạm thời đến đảng bộ mới.
- Đảng viên phải bảo quản hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, nếu để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay với cấp ủy nơi đã làm thủ tục trước đó (tường trình rõ lý do bị mất và bản xác nhận của công an xã, phường hoặc huyện, quận... nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt) để cấp ủy xem xét và giới thiệu với cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi xét, lập lại hồ sơ đảng viên và làm lại thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.
b) Đối với cấp ủy cơ sở:
- Chi ủy, chi bộ trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư hoặc phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
- Đảng ủy cơ sở, chi ủy, chi bộ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng, bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ của cấp ủy ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
c) Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng ở các cấp ủy trực thuộc; xử lý các trường hợp đảng viên chậm nộp hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng; đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, trưởng ban tổ chức của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và đóng dấu của cấp ủy.
- Các cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng (cấp ủy sư đoàn, quân khu, quân, binh chủng...) trong Đảng bộ Quân đội do đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ ký và đóng dấu của cấp ủy, hoặc lãnh đạo cơ quan chính trị, cơ quan tổ chức trong Quân đội ký và đóng dấu của cơ quan chính trị. Cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Công an do đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ ký và đóng dấu của cấp ủy; cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ký, đóng dấu; nếu ký thừa lệnh ban thường vụ cấp ủy thì đóng dấu cấp ủy.
- Đảng ủy Bộ Ngoại giao do bí thư, phó bí thư ký hoặc ủy quyền cho lãnh đạo Ban Tổ chức ký thừa lệnh và đóng dấu của cấp ủy.
- Chỉ đạo ban tổ chức cấp ủy thực hiện thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng, viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và sử dụng, quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng.
d) Đối với tỉnh ủy và tương đương:
Chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc thực hiện quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng. Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương được ủy nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; Quân ủy Trung ương được ủy nhiệm cho Tổng cục Chính trị hoặc Cục Tổ chức; Đảng ủy Công an Trung ương được ủy nhiệm cho Cục Công tác đảng và công tác chính trị làm nhiệm vụ giới thiệu sinh hoạt đảng cho tổ chức đảng và đảng viên.
- Các cơ quan của cấp ủy được giao nhiệm vụ nêu trên có trách nhiệm giúp cấp ủy hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc, thủ tục về giới thiệu sinh hoạt đảng ở cấp ủy cấp dưới; bồi dưỡng cán bộ làm nghiệp vụ; hằng năm rút kinh nghiệm về công tác giới thiệu sinh hoạt đảng, báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
- Thẩm quyền ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng:
+ Ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương do trưởng ban, phó trưởng ban ký và đóng dấu.
+ Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, do lãnh đạo Cục ký và đóng dấu của Cục.
+ Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam do lãnh đạo Tổng cục ký, đóng dấu của Tổng cục Chính trị. Nếu ủy quyền cho lãnh đạo Cục Tổ chức ký thì đóng dấu của Cục Tổ chức.
Các đồng chí được ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng phải bảo đảm các nguyên tắc, thủ tục chuyển sinh hoạt đảng và chịu trách nhiệm trước cấp ủy.
đ) Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức hoặc tạm thời từ tổ chức đảng ở trong nước ra tổ chức đảng ở ngoài nước và đảng viên ở ngoài nước trở về nước, thực hiện theo hướng dẫn của Đảng ủy Bộ Ngoại giao.
10.2. Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
10.2.1. Chuyển sinh hoạt đảng chính thức
a) Ở trong nước:
- Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị khác, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài; đảng viên đi công tác biệt phái, tăng cường cho cấp xã nơi biên giới, hải đảo (đối với bộ đội biên phòng) hoặc đến làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hội quần chúng thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau:
+ Ở những nơi có tổ chức đảng: Chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đến làm việc hoặc nơi cư trú lâu dài.
+ Ở những nơi chưa có tổ chức đảng: Nếu cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp... ở quá xa nơi đảng viên thường trú thì được chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ nơi đảng viên tạm trú. Trường hợp đảng viên đến làm việc ở gần nơi thường trú thì đảng viên vẫn sinh hoạt ở đảng bộ cũ.
- Đảng viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường ở trong nước mà chưa có nơi nhận làm việc hoặc nơi làm việc chưa có tổ chức đảng thì đảng ủy nhà trường có thể để đảng viên sinh hoạt ở đảng bộ nhà trường trong 12 tháng (hoặc chuyển sinh hoạt đảng về tổ chức đảng nơi cư trú theo đề nghị của đảng viên), quá thời hạn này thì giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
b) Ra ngoài nước và từ ngoài nước về:
Đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho đi thăm người thân... ở ngoài nước từ 12 tháng trở lên, nếu ở đó chưa có tổ chức đảng thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau:
+ Đảng viên đi đơn lẻ thì Đảng ủy Bộ Ngoại giao trực tiếp hướng dẫn sinh hoạt đảng. Khi đảng viên ở ngoài nước trở về thì phải có bản tự kiểm điểm trong thời gian ở ngoài nước (về giữ gìn tư cách đảng viên, thực hiện nhiệm vụ được giao...), có xác nhận của tổ chức đảng hoặc cơ quan đại diện của ta ở nước sở tại; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Đảng ủy Bộ Ngoại giao.
+ Đảng viên ra nước ngoài lập đoàn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì Đảng ủy Bộ Ngoại giao ra quyết định thành lập chi bộ đảng, chỉ định chi ủy, bí thư, phó bí thư và giao nhiệm vụ cho chi bộ trong thời gian ở ngoài nước. Khi đảng viên trở về, chi ủy nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên để Đảng ủy Bộ Ngoại giao xem xét, giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên về sinh hoạt đảng ở trong nước.
10.2.2. Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời
Việc chuyển sinh hoạt đảng tạm thời được thực hiện đối với các trường hợp sau:
a) Ở trong nước:
Đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác biệt phái), làm hợp đồng, thay đổi nơi cư trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ, công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên các hợp tác xã vì không có việc làm phải về nơi cư trú nghỉ chờ việc làm... trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 12 tháng; đảng viên được cử đi học ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.
b) Ra ngoài nước:
Đảng viên đi công tác, học tập, lao động, chữa bệnh, đi thăm người thân ở nước ngoài... (được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, sau đó lại trở về nước thì Đảng ủy Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời.
10.3. Việc quản lý sinh hoạt đảng và chuyển sinh hoạt đảng trong một số trường hợp cụ thể
a) Việc quản lý sinh hoạt đảng của đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú, làm việc lưu động, không ổn định hoặc ở nơi chưa có tổ chức đảng:
Đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng thì đảng viên phải làm đơn báo cáo chi bộ xem xét cho tạm miễn sinh hoạt.
Nếu đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì việc làm hoặc vì việc riêng) có lý do chính đáng và thời gian dưới 12 tháng thì chi bộ xét, đề nghị đảng ủy cơ sở cho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đó. Đảng viên phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóng đảng phí theo quy định; hết thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị...) ở nơi đến để chi bộ bố trí sinh hoạt đảng trở lại. Nếu ở nơi đến, đảng viên không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời gian trên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi bộ để chi bộ xét cho sinh hoạt đảng trở lại.
Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới thì phải có đơn báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định.
b) Việc chuyển sinh hoạt đảng đối với đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu theo chế độ:
Trong thời gian đảng viên nghỉ công tác chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì được chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi đảng viên cư trú; nếu đảng viên có đơn đề nghị thì chi bộ xét cho miễn sinh hoạt đảng. Sau khi cấp có thẩm quyền làm xong thủ tục nghỉ hưu (cấp sổ hưu trí), tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
c) Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên do yêu cầu công tác phải chuyển tiếp hoặc do tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng sai địa chỉ:
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng đến làm công văn riêng kèm theo hồ sơ đảng viên để giới thiệu đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng sẽ chuyển đến.
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến căn cứ công văn và hồ sơ đảng viên xem xét, làm thủ tục tiếp nhận sinh hoạt đảng cho đảng viên theo quy định.
d) Chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng bị giải tán hoặc giải thể:
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở bị giải tán thì cấp ủy cơ sở làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến nơi sinh hoạt mới.
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng căn cứ hồ sơ đảng viên giới thiệu đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự, thủ tục quy định để được tham gia sinh hoạt đảng.
- Tổ chức đảng bị giải thể thì thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên sau khi có quyết định giải thể.
đ) Việc giới thiệu và quản lý đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú:
- Việc giới thiệu đảng viên đang công tác về nơi cư trú thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và một số điểm như sau:
+ Cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang công tác giới thiệu đảng viên về giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú (không phân biệt nơi cư trú của đảng viên ở trong hay ngoài phạm vi của đảng bộ tỉnh, thành phố).
+ Cấp ủy cơ sở nơi cư trú của đảng viên tiếp nhận đảng viên, vào sổ theo dõi và thông báo cho chi ủy chi bộ nơi cư trú của đảng viên theo dõi, quản lý, giúp đỡ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Bộ Chính trị.
- Theo dõi, quản lý đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy nơi cư trú như sau:
+ Cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang làm việc lập sổ theo dõi việc giới thiệu đảng viên về nơi cư trú, tập hợp ý kiến nhận xét đảng viên của chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú và chỉ đạo chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt xem xét, xử lý những vấn đề có liên quan đến đảng viên.
+ Cấp ủy cơ sở nơi cư trú của đảng viên chỉ đạo chi bộ trực thuộc theo dõi, quản lý đảng viên; định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu thông báo với cấp ủy, chi bộ nơi đảng viên đang làm việc về việc đảng viên thực hiện nhiệm vụ ở nơi cư trú (trực tiếp hoặc bằng văn bản) theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
10.4. Sử dụng, bảo quản giấy giới thiệu sinh hoạt đảng
Thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
a) Việc chuyển giao tổ chức đảng giữa đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng ủy khối ở Trung ương phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Sau khi cấp ủy có thẩm quyền quyết định thành lập mới, chia tách hoặc sáp nhập tổ chức đảng thì cấp ủy cấp trên trực tiếp tiến hành làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên trong mỗi cấp như sau:
- Việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên trong phạm vi nội bộ đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ trực thuộc Trung ương thì cấp ủy cơ sở, cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy trực thuộc Trung ương ra quyết định chuyển giao và tổ chức thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên.
- Việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên ngoài phạm vi đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp trên trực tiếp, đảng bộ trực thuộc Trung ương thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng nơi chuyển giao ra quyết định chuyển giao; cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng nơi tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận. Sau đó tiến hành thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên.
- Ban tổ chức cấp ủy nơi giao, nơi nhận giúp cấp ủy hoàn thiện thủ tục, hồ sơ bàn giao.
11. Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng
11.1. Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên
a) Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xoá tên đảng viên.
b) Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét theo hướng dẫn tại Điểm 4.6, Mục 4 của Hướng dẫn này.
c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên:
Thực hiện theo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
11.2. Đảng viên xin ra khỏi Đảng
a) Đối tượng và thủ tục
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.
12. Về tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ
12.1. Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội dung mà Điều lệ Đảng quy định thì nhiệm kỳ được tính theo thời điểm tiến hành đại hội. Số thứ tự đại hội tiếp nối theo thứ tự các nhiệm kỳ trước.
12.2. Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, sáp nhập thì cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội là: số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia tách, sáp nhập) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại; đảng bộ, chi bộ được thành lập mới thì tính theo nhiệm kỳ mới.
- Một đảng bộ, chi bộ được tách làm hai thì hai đảng bộ, chi bộ mới được tính nhiệm kỳ liên tiếp như nhau.
- Một đảng bộ, chi bộ được thành lập mới, hoặc được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau thì tính nhiệm kỳ đầu tiên.
- Trường hợp đặc biệt cần phải tính khác thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
12.3. Nhiệm kỳ của đảng bộ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng bộ cơ sở; số lượng cấp ủy viên của đảng ủy bộ phận không quá 7 cấp ủy viên.
13. Về đại biểu ở đại hội đại biểu và đảng viên ở đại hội đảng viên
13.1. Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên, khi thay đổi công tác sang đảng bộ khác nhưng cùng trực thuộc đảng bộ cấp trên thì tham gia đoàn đại biểu đảng bộ cũ; nếu được cử làm trưởng đoàn cần sinh hoạt với đoàn đại biểu đảng bộ mới thì chuyển đại biểu về sinh hoạt tại đoàn đại biểu mới; đảng bộ cũ không cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu đó.
13.2. Việc đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội:
Cấp ủy cấp triệu tập đại hội phải thông báo và triệu tập số đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội. Nếu về dự đại hội thì số đảng viên này được tính vào tổng số đảng viên dự đại hội, nếu không về dự đại hội thì không tính vào tổng số đảng viên dự đại hội để tính kết quả bầu cử trong đại hội.
13.3. Việc tham gia cấp ủy nơi sinh hoạt chính thức của cấp ủy viên được cử đi học:
Cấp ủy viên được cử đi học, đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến cơ sở đào tạo thì đồng chí đó vẫn tính trong đảng số của đảng bộ và vẫn là cấp ủy viên của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức, cấp ủy viên đi học dài hạn, đã chuyển sinh hoạt chính thức đến cơ sở đào tạo thì thôi tham gia cấp ủy; nếu cần giới thiệu để bầu vào cấp ủy khoá mới thì đồng chí đó phải chuyển sinh hoạt chính thức về đảng bộ nơi cử đi học và thực hiện các thủ tục để giới thiệu tham gia cấp ủy hoặc được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như các đảng viên khác.
Đại hội đảng bộ có thể tiến hành hai phiên: Phiên trù bị và phiên chính thức.
14.1. Phiên trù bị thực hiện các nội dung: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu, có thể thảo luận văn kiện của cấp trên.
14.2. Phiên chính thức thực hiện những nội dung quy định tại các Điều 15, 18,22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp.
14.3. Trang trí trong đại hội
- Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải).
- Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ.
Dưới là tiêu đề đại hội:
Đảng bộ A...
Đại hội (đại biểu) lần thứ...
Nhiệm kỳ...
14.4. Các bước tiến hành đại hội
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc).
- Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).
- Đọc báo cáo chính trị.
- Đọc báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành trong nhiệm kỳ.
- Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện của cấp trên.
- Phát biểu của đại diện cấp ủy cấp trên (tùy điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).
- Thực hiện việc bầu cử (bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử).
- Thông qua nghị quyết đại hội.
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
15. Việc chỉ định bổ sung hoặc tăng thêm cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ
Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
15.1. Đối với đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn, đại hội đảng bộ quyết định bầu từ 9 cấp ủy viên trở lên, nhưng khi bầu không đủ 9 cấp ủy viên thì cấp ủy cấp trên chỉ đạo củng cố, xem xét chỉ định bổ sung cấp ủy viên để có đủ điều kiện bầu ban thường vụ cấp ủy.
15.2. Khi thật cần thiết, do không bầu được bí thư, cấp ủy cấp trên có thể chỉ định đảng viên trong hoặc ngoài đảng bộ, chi bộ tham gia cấp ủy và làm bí thư.
15.3. Những đồng chí đã được đại hội hoặc hội nghị ban chấp hành giới thiệu vào danh sách bầu cử cấp ủy, ban thường vụ nhưng kết quả đạt không quá 50% số phiếu bầu thì việc xem xét bổ sung vào cấp ủy, ban thường vụ cần đánh giá, cân nhắc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu cụ thể và chỉ thực hiện sau đại hội hoặc hội nghị ban chấp hành ít nhất 12 tháng, đồng thời phải được ít nhất trên một nửa số cấp ủy viên đương nhiệm đồng ý.
15.4. Những nơi đại hội bầu thiếu trên một nửa cấp ủy viên so với số lượng đại hội quyết định thì việc chỉ định bổ sung phải được xem xét thực hiện từng bước để bảo đảm chất lượng.
15.5. Việc chỉ định tăng thêm cấp ủy viên ở đảng bộ cấp trên cơ sở quá 10%; cấp cơ sở quá 20% so với số lượng cấp ủy viên mà đại hội đã quyết định thì cấp ủy trực thuộc Trung ương đề nghị, Ban Tổ chức Trung ương trả lời bằng văn bản.
16. Về thành lập đảng bộ khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương
Việc thành lập, giải thể đảng bộ khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương do tỉnh ủy, thành ủy quyết định sau khi được Ban Bí thư đồng ý.
17.1. Tổ chức cơ sở đảng không thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, cấp ủy phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác văn phòng, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, dân vận; các thành viên đều kiêm nhiệm.
Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập có dưới 200 đảng viên không bố trí cán bộ chuyên trách; có từ 200 đảng viên trở lên có thể được bố trí cán bộ chuyên trách, do tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp quyết định cụ thể.
17.2. Đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập được bố trí không quá 15 cán bộ chuyên trách.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính được tự quyết định số lượng cán bộ chuyên trách công tác đảng cho phù hợp với điều kiện thực tế.
17.3. Đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, bố trí cán bộ chuyên trách. Đối với đảng bộ có dưới 1.000 đảng viên, số cán bộ chuyên trách ở các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy được bố trí không quá 3 người; đảng bộ có trên 1.000 đảng viên không quá 5 người; số lượng cán bộ chuyên trách cụ thể do cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
Trường hợp cần bố trí số lượng chuyên trách công tác đảng nhiều hơn thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
17.4. Số lượng chuyên trách công tác đảng của tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị nhà nước nằm trong tổng số biên chế của cơ quan, đơn vị đó.
Kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác đảng nằm trong kế hoạch kinh phí hằng năm của cơ quan, đơn vị đó.
17.5. Số lượng chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định và doanh nghiệp tự trả lương.
18.1. Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng.
Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu 30,40,45, 50, 55, 60, 65 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định; được xét tặng Huy hiệu 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 24 tháng so với thời gian quy định.
18.2. Đảng viên từ trần được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.
18.3. Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
18.4. Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng
- Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức kịp thời vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3/2; 19/5; 2/9; 7/11 và các dịp kỷ niệm quan trọng khác tại tổ chức cơ sở đảng. Trường hợp đặc biệt ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân.
- Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần thì gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm.
- Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng.
- Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng.
18.5. Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng
- Cấp ủy cơ sở:
+ Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn.
+ Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở:
+ Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn.
+ Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ.
- Tỉnh ủy và tương đương:
+ Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng.
+ Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi.
+ Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
19. Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên
19.1. Khen thưởng đối với tổ chức đảng
a) Tổ chức đảng có thành tích được xét khen thưởng gồm: Đảng bộ huyện và tương đương; tổ chức cơ sở đảng; đảng bộ bộ phận; chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của Đảng.
Các cấp ủy có thẩm quyền xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo định kỳ hằng năm, gắn với việc tổng kết năm của đảng bộ, chi bộ; theo nhiệm kỳ đại hội 5 năm/lần đối với đảng bộ cấp huyện và tương đương; khen thưởng không theo định kỳ đối với tổ chức đảng và đảng viên có thành tích xuất sắc.
b) Xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở theo định kỳ:
- Đảng ủy cơ sở xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu trong năm.
- Ban thường vụ huyện ủy và tương đương xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền.
Chi bộ đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu là chi bộ được đảng ủy cơ sở xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ trong năm.
c) Xét khen thưởng tổ chức cơ sở đảng theo định kỳ
- Ban thường vụ huyện ủy và tương đương xét tặng giấy khen cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu trong năm.
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền.
đ) Xét khen thưởng đảng bộ huyện và tương đương theo định kỳ:
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen, tặng cờ cho những đảng bộ huyện và tương đương có thành tích trong nhiệm kỳ.
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho đảng bộ huyện và tương đương đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu trong năm.
đ) Khen thưởng tổ chức đảng không theo định kỳ:
Ngoài việc xét khen thưởng cho tổ chức đảng theo định kỳ, cấp ủy đảng cấp trên cần xét khen thưởng kịp thời những tổ chức đảng cấp dưới có thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong đảng bộ về từng lĩnh vực bằng những hình thức khen thưởng thích hợp.
e) Khen thưởng các cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp của Đảng:
Các cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định của Trung ương và Luật Thi đua, khen thưởng để ban hành hướng dẫn khen thưởng thống nhất trong hệ thống các cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của các cấp ủy đảng.
g) Tiêu chuẩn chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận, tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ huyện và tương đương “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
19.2. Khen thưởng đối với đảng viên
a) Khen thưởng đảng viên theo định kỳ:
- Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở xét tặng giấy khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.
- Ban thường vụ huyện ủy và tương đương xét tặng giấy khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền.
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền.
Tiêu chuẩn đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Khen thưởng đảng viên không theo định kỳ:
Ngoài việc xét khen thưởng đảng viên theo định kỳ, cấp ủy đảng cấp trên cần xét, khen thưởng kịp thời đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong từng lĩnh vực, trong thực hiện nhiệm vụ được giao như trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thể dục, thể thao, quốc phòng, an ninh... được cấp có thẩm quyền trao giải thưởng hoặc có hành động dũng cảm trong chiến đấu, lao động, phòng, chống thiên tai, chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, được Nhà nước xét tặng các danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua...
- Ban thường vụ huyện ủy và tương đương xét tặng giấy khen cho đảng viên có thành tích xuất sắc, được Nhà nước trao giải thưởng trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia; là chiến sĩ thi đua tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
- Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng; được Nhà nước xét tặng danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, đoạt giải nhất trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia.
19.3. Tiền thưởng, kinh phí khen thưởng
a) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của cơ quan tài chính đảng và nhà nước.
b) Định kỳ hằng năm (vào cuối quý III), cơ quan tổ chức của cấp ủy lập dự trù kinh phí khen thưởng năm sau của đảng bộ, báo cáo ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành, bộ, ngành để chuyển cho cơ quan nhà nước, cơ quan tài chính các cấp tổng hợp thành kinh phí khen thưởng chung của các cấp ủy, ban, bộ, ngành và địa phương.
Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư khoá XII; được phổ biến đến chi bộ để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cấp ủy báo cáo để Ban Bí thư xem xét, quyết định.
|
T/M BAN BÍ THƯ |