Hướng dẫn 01/HD-SXD năm 2014 về nội dung, phương pháp đánh giá công nhận kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư (tiêu chí số 9) theo Bộ tiêu chí quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 01/HD-SXD
Ngày ban hành 19/02/2014
Ngày có hiệu lực 19/02/2014
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Đào Quý Tiêu
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/HD-SXD

Bình Định, ngày 19 tháng 02 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ (TIÊU CHÍ SỐ 9) THEO BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2186/UBND-KTN ngày 12/6/2013 về việc hướng dẫn thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia; Văn bản số 422/UBND-KTN ngày 07/02/2014 về việc hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Sở Xây dựng Bình Định hướng dẫn nội dung, phương pháp đánh giá công nhận kết quả thực hiện tiêu chí Nhà ở dân cư (tiêu chí số 9) như sau:

I. CHI TIẾT ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ

1. Xác định nhà tạm, nhà dột nát

Theo quy định, nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, thiếu nhà bếp, nhà vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng

TT

Theo quy định

Hướng dẫn xác định cụ thể

1.

Nhà tạm

- Nền: bằng đất hoặc lát bằng gạch nhưng không có chít mạch gắn kết bằng vữa xi măng;

- Sàn: bằng tre, nứa (đối với nhà sàn);

- Cột, kèo, xà gồ, đòn tay: bằng cây gỗ tạp hoặc bằng tre, nứa..

- Liên kết cột, kèo, xà gồ, đòn tay không chắc chắn (dây buộc, đinh, chốt gỗ dễ mục ...), không có liên kết bằng bu lông, mộng gỗ....;

- Tường bao che: bằng đất, phên tre, tôn, bằng gạch rỗng liên kết bằng các thanh luồn qua lỗ gạch….;

- Mái: lợp bằng vật liệu tranh, rơm, lá các loại;

- Thiếu nhà bếp, nhà vệ sinh.

2.

Nhà dột nát

Nhà dột nát: là nhà có kết cấu chịu lực bị mối, mục. Tường, mái lợp không có đủ khả năng che mưa, che nắng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhà có các đặc điểm như sau:

- Mái bằng ngói, tôn, fibro xi-măng, tranh, rơm, rạ, lá ... đã bị thủng, dột nước, không có đủ khả năng che mưa, che nắng; kết cấu đỡ mái bằng gỗ hoặc sắt bị cong vênh nhiều, nhiều chỗ bị mục;

- Cột, dầm, sàn, trần bê tông nứt rạn nhiều chỗ, cốt thép bị đứt, lộ rỉ sét nhiều chỗ; móng, tường có vết nứt, mục, cong vênh, có nguy cơ sụp đổ, không còn an toàn cho người ở.

2. Xác định nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng

Cụ thể như ở bảng sau:

TT

Theo quy định

Hướng dẫn xác định cụ thể

1.

Nhà ở đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng)

a) Nhà ở đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) là nhà có các đặc điểm sau:

- Nền (hoặc sàn) cứng: lát bằng gạch đất sét nung, gạch hoa xi măng, gạch ceramic, lát đá có chít mạch hoặc láng vữa xi măng;

- Khung cứng:

+ Cột xây bằng đá ong, đá, gạch, bê tông, bê tông cốt thép hoặc bằng thép, gỗ;

+ Dầm bê tông cốt thép hoặc bằng thép; vì kèo bằng gỗ, thép (gia công kiên cố);

+ Tường bao che: xây bằng gạch, đá ong, gạch không nung hoặc tường chịu lực không có cột;

- Mái cứng: lợp bằng tôn, ngói đất sét nung, ngói xi măng, tấm fibrô xi măng; (có hoặc không có trần).

* Đối với nhà ở là nhà sàn:

- Sàn: bằng ván (gỗ) đủ chịu lực, liên kết chắc chắn;

- Khung (cột, kèo), đòn tay: bằng gỗ; liên kết chắc chắn bằng bu lông, vít, chốt - mộng gỗ.... đảm bảo không xiêu vẹo, nghiêng ngã;

- Mái: lợp tôn, ngói, tấm fibrô xi măng (có hoặc không có trần);

- Tường bao che: bằng ván (gỗ) có liên kết chắc chắn hoặc xây bằng gạch.

Diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên

b) Xác định diện tích nhà ở như sau:

- Diện tích nhà ở là diện tích đo phủ bì phần móng nhà (đối với nhà trệt); đối với nhà có gác lỡ, nhà 2 tầng trở lên là tổng diện tích sàn (đo tổng diện tích sàn gác lỡ, các tầng 1, 2 ...);

- Diện tích nhà ở bao gồm: diện tích các phòng ăn, ở, khách, tủ tường, cầu thang, hành lang, sảnh, ban công, lô gia, khu bếp, khu tắm rửa, giặt, xí

2

Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên

Nhà ở được xây dựng đảm bảo (nền cứng, khung cứng, mái cứng) như trên.

3

Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt

- Vị trí bếp, nhà vệ sinh, tắm, công trình phụ trợ bố trí phù hợp yêu cầu sử dụng, đảm bảo vệ sinh;

- Chuồng trại, nhà sản xuất thủ công, dịch vụ tại hộ được bố trí hợp lý, bảo đảm vệ sinh môi trường.

4

Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền

Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của người dân địa phương.

 

II. TRÌNH TỰ, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HOÀN THÀNH VÀ HỒ SƠ

1. Trình tự thực hiện

Trình tự kiểm tra, đánh giá xác định thực tế việc hoàn thành tiêu chí Nhà ở dân cư được thực hiện theo 02 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra việc hoàn thành tiêu chí Nhà ở dân cư nông thôn (tiêu chí số 9) của thôn;

Bước 2: Thẩm tra, đánh giá kết quả hoàn thành tiêu chí tiêu chí số 9 của xã;

2. Phương pháp đánh giá

Bước 1:

- Ban Phát triển thôn tổ chức đi kiểm tra nhà ở các hộ gia đình trong thôn, xác định thực tế và lập Biên bản kiểm tra, nội dung theo Biểu mẫu số 01.

- Thành phần gồm có đại diện Ban Phát triển thôn, đại diện chính quyền thôn và các chủ hộ được kiểm tra ký xác nhận.

* Trường hợp nhà ở dân cư là nhà tạm, nhà dột nát thì tiến hành kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra, nội dung theo Biểu mẫu số 02.

Bước 2

- Ban Quản lý xã thực hiện thẩm tra việc hoàn thành tiêu chí Nhà ở dân cư của từng thôn trên cơ sở Biên bản do Ban Phát triển thôn lập, có chữ ký xác nhận của chính quyền thôn, xác nhận của từng hộ gia đình được kiểm tra và kiểm tra thực tế (xác suất) một số trường hợp; lập Biên bản thẩm tra, nội dung theo Biểu mẫu số 03.

- Thành phần gồm có đại diện Ban Quản lý xã, đại diện UBND xã và đại diện các thôn được thẩm tra ký xác nhận.

3. Hồ sơ hoàn thành tiêu chí Nhà ở dân cư (tiêu chí số 9)

- Biên bản kiểm tra việc hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư nông thôn (tiêu chí số 9) của thôn;

[...]