Hiệp định về quy chế quản lý hài hoà các thiết bị điện và điện tử của ASEAN

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 09/12/2005
Ngày có hiệu lực 15/08/2006
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ các nước,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký CESAR V. PURISIMA,CHAM PRASIDH,LIM HNG KIANG,MARI ELKA PANGESTU,RAFIDAH AZIZ,Soe Tha,SOULIVONG DARAVONG,Trương Đình Tuyển,WATANA MUANGSOOK
Lĩnh vực Thương mại

HIỆP ĐỊNH

VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ HÀI HOÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ CỦA ASEAN

Chính phủ các nước Brunei Darrusalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), Malaysia, Liên bang Myanma, Cộng hoà Philipin, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (dưới đây gọi tắt là “ASEAN” đối với toàn Hiệp hội và “nước thành viên” đối với riêng từng quốc gia)

NHẬN ĐỊNH RẰNG năm 1992 những người đứng đầu Chính phủ các quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN đã tuyên bố về việc sẽ thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) trong khu vực và năm 1998 đã nhất trí đẩy nhanh việc thực hiện khu vực này vào năm 2002;

GHI NHẬN Hiệp định về Hệ thống thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 và Nghị định sửa đổi Hiệp định này ký ngày 15 tháng 12 năm 1995 nhằm mục đích hợp tác để bổ sung và hỗ trợ cho tự do hoá thương mại bao gồm việc hài hoà các tiêu chuẩn, thừa nhận lẫn nhau các kết quả thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm;

NHẬN ĐỊNH RẰNG Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Hoà hợp Bali II) do những người đứng đầu Chính phủ các quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN phê chuẩn tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali, Indonesia ngày 7 tháng 10 năm 2003 cam kết ASEAN sẽ hội nhập kinh tế trong nước sâu hơn và rộng hơn và gắn kết với sự tham gia của tư nhân để thiết lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN;

NHẬN ĐỊNH RẰNG Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ là mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế ASEAN như đã đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 và Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường và nền sản xuất chung, biến tính đa dạng là đặc điểm của khu vực thành cơ hội để hỗ trợ kinh doanh và làm cho ASEAN trở thành một bộ phận năng động và lớn mạnh hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nền kinh tế thế giới;

NHẮC LẠI các cam kết đối với Hiệp định về Rào cản Kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ khuyến khích các Bên ký kết tiến hành đàm phán để ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau và bắt buộc các nước khác loại bỏ những cản trở không cần thiết đối với thương mại, kể cả những vấn đề liên quan đến các quy định kỹ thuật;

NHẮC LẠI RẰNG Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau ký ngày 16 tháng 12 năm 1998 và Thoả thuận chuyên ngành thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về thiết bị điện và điện tử ký ngày 5 tháng 4 năm 2002 nhằm tạo điều kiện để loại bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại và thúc đẩy thương mại của ASEAN;

QUAN TÂM TỚI Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các lĩnh vực ưu tiên, Nghị định thư chuyên ngành ASEAN về hội nhập đối với sản phẩm điện tử và Lộ trình hội nhập các thiết bị điện và điện tử ký ngày 29 tháng 11 năm 2004 tại Viên Chăn, CHDCND Lào.

QUAN TÂM TỚI Hướng dẫn Chính sách của ASEAN về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp được Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2005 tại Viên Chăn, CHDCND Lào.

MONG MUỐN xây dựng một Hiệp định nhằm hợp tác sâu hơn và rộng hơn trong lĩnh vực điện và điện tử để góp phần thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

CÙNG NHẤT TRÍ CÁC ĐIỀU DưỚI ĐÂY:

ĐIỀU 1. MỤC ĐÍCH

Mục đích của Hiệp định về Quy chế quản lý hài hoà các thiết bị điện và điện tử của ASEAN (sau đây gọi là “Hiệp định”) là:

a) Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước Thành viên nhằm bảo vệ sức khoẻ, an toàn và tài sản của con người và bảo vệ môi trường tới mức có thể, nếu những vấn đề này phát sinh do ảnh hưởng của việc buôn bán các thiết bị điện và điện tử trong ASEAN.

b) Loại bỏ những cản trở trong thương mại đối với các thiết bị điện và điện tử thông qua việc hài hoà các yêu cầu kỹ thuật và đăng ký; và

c) Thuận lợi hoá việc đàm phán để ký kết các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp giữa ASEAN và các nước khác hoặc nhóm các nước (khối) khác.

ĐIỀU 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ

1. Hiệp định này áp dụng cho mọi trường hợp khi các nước Thành viên tiến hành các hoạt động quản lý đối với thiết bị điện và điện tử (EEE).

2. Với mục tiêu của Hiệp định này, EEE có nghĩa là tất cả các loại thiết bị điện và điện tử mới hoặc là được nối trực tiếp hoặc được cắm vào nguồn điện hạ áp hoặc nguồn pin ắc quy, trừ các thiết bị được điều chỉnh bởi Thoả thuận chuyên ngành thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về đánh giá sự phù hợp các thiết bị viễn thông và không áp dụng cho các thiết bị y tế.

ĐIỀU 3. CÁC TÀI LIỆU ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ (EEE)

Những phụ lục sau đây là một phần không tách rời của Hiệp định này:

(i) Thuật ngữ (Phụ lục A)

(ii) Các yêu cầu thiết yếu của ASEAN đối với các thiết bị điện và điện tử (Phụ lục B)

(iii) Thủ tục đánh giá sự phù hợp hài hoà của ASEAN đối với các thiết bị điện và điện tử (Phụ lục C)

(iv) Hồ sơ kỹ thuật (Phụ lục D)

ĐIỀU 4. THỰC HIỆN

A. Đối với các nước Thành viên đã có quy chế quản lý thiết bị điện & điện tử

1. Hiệp định này yêu cầu các nước Thành viên đã có quy chế quản lý thiết bị điện và điện tử cần tiến hành các biện pháp cần thiết để có thể thực hiện đầy đủ Hiệp định này kể cả các Phụ lục nêu trong Điều 3 không chậm hơn 31 tháng 12 năm 2010, bao gồm:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ