Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mekong năm 1995)
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 05/04/1995 |
Ngày có hiệu lực | 05/04/1995 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Hoàng gia Cam pu chia,Chính phủ Vương quốc Thái Lan |
Người ký | Ing Kieth,Krasae Chanawongse,Nguyễn Mạnh Cầm,Somsavat Lengsavad |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Chính phủ của Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cùng mong muốn tiếp tục hợp tác trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi để phát triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công, nhất trí với Hiệp định này nhằm tạo ra một khuôn khổ hợp tác mà tất cả các bên tham gia Hiệp định có thể chấp nhận được để thực hiện các mục tiêu trên, và do đó đã bổ nhiệm các đại diện toàn quyền của mình là:
Vương quốc Campuchia:
Ngài Ing Kieth,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào:
Ngài Somsavat Lengsavad,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Vương quốc Thái Lan:
Ngài Tiến sĩ Krasae Chanawongse,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Ngài Nguyễn Mạnh Cầm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Các đại diện này, sau khi thông báo cho nhau giấy uỷ quyền hợp thể thức, đã nhất trí như sau:
NHẮC LẠI việc Chính phủ các quốc gia thành lập Uỷ ban Điều phối Nghiên cứu hạ lưu vực sông Mê Công ngày 17 tháng 9 năm 1957 thông qua Quy chế được Liên hiệp quốc xác nhận,
GHI NHẬN tinh thần hợp tác đặc biệt và sự giúp đỡ lẫn nhau đã thúc đẩy công việc của Uỷ ban Điều phối Nghiên cứu Hạ lưu vực sông Mê Công cùng các thành tựu đã đạt được,
Ý THỨC được những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội đã diễn ra ở các quốc gia trong vùng trong thời giai đoạn này, đòi hỏi cần phải có những nỗ lực để đánh giá lại, xác định lại và xây dựng khuôn khổ hợp tác cho tương lai,
NHẬN THỨC Lưu vực Mê Công và các tài nguyên thiên nhiên liên quan và môi trường là tài sản thiên nhiên có giá trị to lớn của tất cả các quốc gia ven sông vì lợi ích kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân,
KHẲNG ĐỊNH LẠI quyết tâm tiếp tục hợp tác và thúc đẩy trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi trong việc phát triển bền vững, sử dụng bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công cho các mục đích giao thông thuỷ và phi giao thông thuỷ, vì sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của tất cả các quốc gia ven sông, phù hợp với nhu cầu bảo vệ, gìn giữ, nâng cao và quản lý các điều kiện môi trường và thuỷ sinh của lưu vực và duy trì cân bằng sinh thái đặc biệt của lưu vực sông này,
KHẲNG ĐỊNH thúc đẩy hoặc hỗ trợ thúc đẩy cùng tăng trưởng và hợp tác tiểu vùng giữa cộng đồng các quốc gia sông Mê Công, có xét đến các lợi ích khu vực có thể đạt được và/hoặc những thiệt hại có thể tránh hoặc được giảm nhẹ từ các hoạt động trong lưu vực Mê Công thực hiện trong khuôn khổ hợp tác này,
NHẬN THẤY sự cần thiết để đưa ra một cơ cấu tổ chức chung toàn diện, hiệu quả và có đủ chức năng để thực hiện Hiệp định này và các dự án, các chương trình, và các hoạt động được tiến hành trong hợp tác và điều phối giữa từng thành viên và cộng đồng quốc tế, và để xử lý và giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh từ việc sử dụng và phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công trên cở sở thân thiện, kịp thời, và hữu nghị,
TUYÊN BỐ các mục tiêu cụ thể, các nguyên tắc, khung thể chế và các điều khoản phụ trợ sau đây phù hợp với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế:
Theo các mục đích của Hiệp định này, các định nghĩa cho các thuật ngữ có gạch chân sau đây sẽ được áp dụng trừ phi không phù hợp với ngữ cảnh:
Thoả thuận nêu tại Điều 5: Là quyết định của Uỷ ban Liên hợp từ việc tham vấn trước và đánh giá về bất kỳ đề xuất sử dụng nước nào liên quan đến việc chuyển nước ra ngoài lưu vực trong mùa mưa từ dòng chính cũng như việc sử dụng nước trong lưu vực hoặc chuyển nước ra ngoài lưu vực từ dòng chính trong mùa khô. Mục tiêu của thoả thuận này là để đạt được việc sử dụng tối ưu và ngăn ngừa lãng phí nước bằng một sự nhất trí có tính linh động và thực tế, phù hợp với Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực nêu tại Điều 26.
VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Chính phủ của Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cùng mong muốn tiếp tục hợp tác trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi để phát triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công, nhất trí với Hiệp định này nhằm tạo ra một khuôn khổ hợp tác mà tất cả các bên tham gia Hiệp định có thể chấp nhận được để thực hiện các mục tiêu trên, và do đó đã bổ nhiệm các đại diện toàn quyền của mình là:
Vương quốc Campuchia:
Ngài Ing Kieth,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào:
Ngài Somsavat Lengsavad,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Vương quốc Thái Lan:
Ngài Tiến sĩ Krasae Chanawongse,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Ngài Nguyễn Mạnh Cầm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Các đại diện này, sau khi thông báo cho nhau giấy uỷ quyền hợp thể thức, đã nhất trí như sau:
NHẮC LẠI việc Chính phủ các quốc gia thành lập Uỷ ban Điều phối Nghiên cứu hạ lưu vực sông Mê Công ngày 17 tháng 9 năm 1957 thông qua Quy chế được Liên hiệp quốc xác nhận,
GHI NHẬN tinh thần hợp tác đặc biệt và sự giúp đỡ lẫn nhau đã thúc đẩy công việc của Uỷ ban Điều phối Nghiên cứu Hạ lưu vực sông Mê Công cùng các thành tựu đã đạt được,
Ý THỨC được những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội đã diễn ra ở các quốc gia trong vùng trong thời giai đoạn này, đòi hỏi cần phải có những nỗ lực để đánh giá lại, xác định lại và xây dựng khuôn khổ hợp tác cho tương lai,
NHẬN THỨC Lưu vực Mê Công và các tài nguyên thiên nhiên liên quan và môi trường là tài sản thiên nhiên có giá trị to lớn của tất cả các quốc gia ven sông vì lợi ích kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân,
KHẲNG ĐỊNH LẠI quyết tâm tiếp tục hợp tác và thúc đẩy trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi trong việc phát triển bền vững, sử dụng bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mê Công cho các mục đích giao thông thuỷ và phi giao thông thuỷ, vì sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của tất cả các quốc gia ven sông, phù hợp với nhu cầu bảo vệ, gìn giữ, nâng cao và quản lý các điều kiện môi trường và thuỷ sinh của lưu vực và duy trì cân bằng sinh thái đặc biệt của lưu vực sông này,
KHẲNG ĐỊNH thúc đẩy hoặc hỗ trợ thúc đẩy cùng tăng trưởng và hợp tác tiểu vùng giữa cộng đồng các quốc gia sông Mê Công, có xét đến các lợi ích khu vực có thể đạt được và/hoặc những thiệt hại có thể tránh hoặc được giảm nhẹ từ các hoạt động trong lưu vực Mê Công thực hiện trong khuôn khổ hợp tác này,
NHẬN THẤY sự cần thiết để đưa ra một cơ cấu tổ chức chung toàn diện, hiệu quả và có đủ chức năng để thực hiện Hiệp định này và các dự án, các chương trình, và các hoạt động được tiến hành trong hợp tác và điều phối giữa từng thành viên và cộng đồng quốc tế, và để xử lý và giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh từ việc sử dụng và phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công trên cở sở thân thiện, kịp thời, và hữu nghị,
TUYÊN BỐ các mục tiêu cụ thể, các nguyên tắc, khung thể chế và các điều khoản phụ trợ sau đây phù hợp với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế:
Theo các mục đích của Hiệp định này, các định nghĩa cho các thuật ngữ có gạch chân sau đây sẽ được áp dụng trừ phi không phù hợp với ngữ cảnh:
Thoả thuận nêu tại Điều 5: Là quyết định của Uỷ ban Liên hợp từ việc tham vấn trước và đánh giá về bất kỳ đề xuất sử dụng nước nào liên quan đến việc chuyển nước ra ngoài lưu vực trong mùa mưa từ dòng chính cũng như việc sử dụng nước trong lưu vực hoặc chuyển nước ra ngoài lưu vực từ dòng chính trong mùa khô. Mục tiêu của thoả thuận này là để đạt được việc sử dụng tối ưu và ngăn ngừa lãng phí nước bằng một sự nhất trí có tính linh động và thực tế, phù hợp với Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực nêu tại Điều 26.
Dòng chảy tự nhiên hàng tháng nhỏ nhất chấp nhận được: Là dòng chảy tự nhiên hàng tháng nhỏ nhất chấp nhận được trong từng tháng mùa khô.
Dòng chảy ngược tự nhiên chấp nhận được: Là mức dòng chảy mùa mưa trên sông Mê Công tại Kratie để có dòng chảy ngược trên sông Tonle Sap đạt tới mức tối ưu được thoả thuận của Biển Hồ.
Quy hoạch phát triển lưu vực: Là công cụ và quá trình lập quy hoạch thường được Uỷ ban Liên hợp dùng làm cơ sở để xác định, phân loại và lập ưu tiên các dự án và các chương trình để tìm hỗ trợ và thực hiện quy hoạch đó ở cấp lưu vực.
Môi trường: Các điều kiện của các tài nguyên nước và đất, không khí, thực vật và động vật hiện có trong một vùng cụ thể.
Thông báo: Cung cấp kịp thời các thông tin về đề xuất sử dụng nước của một nước ven sông cho Uỷ ban Liên hợp theo cách thức, nội dung và quy định tại Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực tại Điều 26.
Tham vấn trước: Thông báo kịp thời cùng với các số liệu và thông tin bổ sung cho Uỷ ban Liên hợp như nêu trong Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực tại Điều 26; để các quốc gia ven sông khác có thể trao đổi và đánh giá tác động của đề xuất sử dụng nước đó đối với việc sử dụng nước của họ và các ảnh hưởng khác, là cơ sở đi tới thoả thuận. Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.
Đề xuất sử dụng nước: Là một đề xuất sử dụng nước cụ thể từ hệ thống sông Mê Công của một quốc gia ven sông, không bao gồm sử dụng cho sinh hoạt và ở quy mô nhỏ không gây tác động đáng kể tới dòng chảy của dòng chính.
MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HỢP TÁC
Các bên nhất trí:
Hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Công, bao gồm các các lĩnh vực chính sau: tưới, thuỷ điện, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ, thuỷ sản, thả bè, giải trí và du lịch để đạt được mức tối ưu việc sử dụng đa mục tiêu và cùng có lợi cho tất cả các quốc gia ven sông và giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng có hại gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động của con người.
Thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và điều phối trong việc phát triển mọi tiềm năng vì lợi ích bền vững của tất cả các Quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước trong Lưu vực sông Mê Công, chú trọng và ưu tiên các dự án phát triển chung và/hoặc có quy mô lưu vực và các chương trình lưu vực thông qua lập quy hoạch phát triển lưu vực nhằm xác định, phân loại và lập hạng ưu tiên cho các dự án, và các chương trình hỗ trợ và thực hiện ở cấp lưu vực.
Điều 3. Bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái
Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện và đời sống thuỷ sinh, và cân bằng sinh thái của lưu vực sông Mê Công khỏi bị ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng có hại khác do các kế hoạch phát triển và việc sử dụng nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực gây ra.
Điều 4. Bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Hợp tác trên cơ sở bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công.
Điều 5. Sử dụng công bằng và hợp lý
Sử dụng nước hệ thống sông Mê Công một cách công bằng và hợp lý trong lãnh thổ của mình theo hoàn cảnh và các điều kiện liên quan, cần tuân thủ Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực nêu tại Điều 26 và các quy định A và B dưới đây:
A. Trên các dòng nhánh của sông Mê Công, kể cả Tonle Sap, sử dụng nước trong lưu vực và chuyển nước ra ngoài lưu vực cần phải thông báo cho Uỷ ban Liên hợp.
B. Trên dòng chính sông Mê Công:
1. Trong mùa mưa:
a) Sử dụng nước trong lưu vực cần phải thông báo cho Uỷ ban Liên hợp.
b) Chuyển nước ra ngoài lưu vực cần phải tham vấn trước để đi đến thoả thuận trong Uỷ ban Liên hợp.
2. Trong mùa khô:
a) Sử dụng nước trong lưu vực cần phải tham vấn trước để đi đến thoả thuận trong Uỷ ban Liên hợp.
b) Bất kỳ dự án chuyển nước ra ngoài lưu vực nào cần phải được Uỷ ban Liên hợp nhất trí bằng một thoả thuận cụ thể cho từng dự án trước khi tiến hành chuyển nước như đã đề xuất. Tuy nhiên, nếu có một lượng nước thừa vượt quá các đề xuất sử dụng của tất cả các bên trong mùa khô, được Uỷ ban Liên hợp kiểm chứng và nhất trí xác nhận, thì việc chuyển lượng nước thừa đó ra ngoài lưu vực cần phải tham vấn trước.
Điều 6. Duy trì dòng chảy trên dòng chính
Hợp tác trong việc duy trì dòng chảy trên dòng chính từ việc lấy và xả nước trữ hoặc các hoạt động thường xuyên khác, trừ trường hợp có hạn và/hoặc có lũ lịch sử xảy ra:
A. Không nhỏ hơn dòng chảy tự nhiên tháng nhỏ nhất chấp nhận được trong từng tháng mùa khô,
B. Đảm bảo dòng chảy ngược tự nhiên chấp nhận được trên sông Tonle Sap trong mùa mưa; và
C. Đảm bảo đỉnh lũ trung bình ngày không lớn hơn lưu lượng lũ tự nhiên trung bình trong mùa lũ.
Uỷ ban Liên hợp sẽ thông qua các hướng dẫn về vị trí và mức lưu lượng, và theo dõi và có hành động cần thiết để duy trì mức lưu lượng quy định tại Điều 26.
Điều 7. Ngăn ngừa và ngừng ảnh hưởng có hại
Nỗ lực tránh, giảm thiểu tới mức thấp nhất và giảm nhẹ các ảnh hưởng có hại xẩy ra đối với môi trường, đặc biệt đối với chất lượng nước và số lượng nước, các hệ sinh thái thuỷ sinh (hệ sinh thái), và cân bằng sinh thái của hệ thống sông do việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công hoặc xả chất thải và dòng hồi quy gây ra. Khi một hoặc nhiều Quốc gia được thông báo với những bằng chứng rõ ràng về việc đang gây ra các thiệt hại đáng kể cho một hoặc nhiều quốc gia ven sông khác do sử dụng nước và/hoặc xả thải vào sông Mê Công, thì quốc gia hoặc các quốc gia đó phải ngừng ngay lập tức nguyên nhân gây hại đó cho tới khi nguyên nhân gây hại đó được xác định theo quy định ở Điều 8.
Điều 8. Trách nhiệm của Quốc gia gây hại
Tại nơi các ảnh hưởng gây hại đáng kể đối với một hoặc nhiều quốc gia ven sông do việc sử dụng nước và/ hoặc xả thải vào sông Mê Công của bất kỳ một quốc gia ven sông, các bên liên đới phải xác định tất cả các yếu tố liên quan, nguyên nhân, mức độ thiệt hại và trách nhiệm gây hại của quốc gia đó, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia, và xem xét, và giải quyết mọi vấn đề, khác biệt và bất đồng một cách thân thiện và kịp thời thông qua các biện pháp hoà bình quy định tại các Điều 34 và 35 của Hiệp định này, và phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc.
Trên cơ sở bình đẳng về quyền, tự do giao thông thuỷ sẽ được bảo đảm thông suốt trên toàn dòng chính sông Mê Công không kể đến biên giới lãnh thổ, phục vụ giao thông vận tải nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực và đảm bảo thực hiện các dự án theo Hiệp định này. Sông Mê Công phải được thông suốt không bị cản trở bởi các chướng ngại, biện pháp, hành vi và hoạt động nào có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng giao thông thủy, cản trở hoặc thường xuyên gây khó khăn đối với quyền này. Việc sử dụng với mục đích giao thông thuỷ không được đặt ưu tiên hơn các mục đích sử dụng khác mà sẽ được lồng ghép trong mọi dự án dòng chính. Các quốc gia ven sông có thể đặt ra các quy định cho đoạn sông Mê Công thuộc lãnh thổ mình, đặc biệt là các vấn đề về vệ sinh, hải quan, xuất nhập cảnh, cảnh sát và an ninh chung.
Khi một bên nhận thấy có vấn đề đặc biệt liên quan tới số lượng và chất lượng nước dẫn tới tình trạng khẩn cấp đòi hỏi phải được ứng phó ngay, bên đó phải thông báo và trực tiếp tham vấn ngay với (các) bên liên quan và với Uỷ ban Liên hợp để có hành động khắc phục thích hợp.
A. UỶ HỘI SÔNG MÊ CÔNG QUỐC TẾ
Khung thể chế hợp tác trong lưu vực sông Mê Công theo Hiệp định này gọi là Uỷ hội sông Mê Công quốc tế và, theo chức năng của mình, có tư cách của một tổ chức quốc tế, bao gồm cả việc thỏa thuận và thực hiện nghĩa vụ với các nhà tài trợ hoặc cộng đồng quốc tế
Điều 12. Cơ cấu của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế
Uỷ hội sông Mê Công quốc tế gồm ba cơ quan thường trực là:
- Hội đồng
- Uỷ ban Liên hợp, và
- Ban Thư ký
Điều 13. Tiếp nhận tài sản, nghĩa vụ và quyền
Uỷ hội sông Mê Công quốc tế sẽ tiếp nhận tài sản, quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban Điều phối Nghiên cứu Hạ lưu vực sông Mê Công (Uỷ ban Mê Công/Uỷ ban Lâm thời Mê Công) và Ban Thư ký Mê Công.
Điều 14. Ngân sách của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế
Ngân sách của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế sẽ do Uỷ ban Liên hợp lập ra và được Hội đồng thông qua và bao gồm các khoản đóng góp của các quốc gia thành viên trên cơ sở bình đẳng, trừ khi Hội đồng có quyết định khác, và từ cộng đồng quốc tế (các quốc gia tài trợ) và các nguồn khác.
Hội đồng gồm một ủy viên ở cấp Bộ và là thành viên nội các (không thấp hơn cấp Thứ trưởng) từ mỗi quốc gia ven sông tham gia Hiệp định có thẩm quyền ra quyết định thay mặt Chính phủ mình.
Chủ tịch Hội đồng sẽ có nhiệm kỳ một năm và luân phiên theo vần chữ cái tên của các quốc gia tham gia.
Hội đồng sẽ họp thường kỳ ít nhất mỗi năm một lần và có thể triệu tập họp không chính thức khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của một quốc gia thành viên. Hội đồng có thể mời các quan sát viên tham dự các phiên họp nếu thấy thích hợp.
Chức năng của Hội đồng là:
A. Ra các chính sách, và quyết định và các chỉ đạo cần thiết liên quan đến việc thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và điều phối trong các hoạt động và dự án chung trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi nhằm phát triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công, bảo vệ môi trường và các điều kiện thuỷ sinh trong lưu vực theo quy định tại Hiệp định này.
B. Quyết định các vấn đề liên quan khác cần thiết cho thực hiện thành công Hiệp định này bao gồm các vấn đề chính sau: thông qua quy chế của Uỷ ban Liên hợp theo Điều 25 và quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực do Uỷ ban Liên hợp đề nghị theo Điều 26, quy hoạch phát triển lưu vực và các dự án/chương trình lớn thuộc quy hoạch này; lập ra các hướng dẫn về tài trợ và trợ giúp kỹ thuật cho các dự án và chương trình phát triển, và nếu thấy cần thiết, mời các quốc gia tài trợ điều phối các hoạt động hỗ trợ của họ tại phiên họp nhóm tư vấn các nhà tài trợ; và
C. Tiếp nhận, xem xét và giải quyết các vấn đề, các khác biệt và bất đồng do bất kỳ ủy viên nào trong Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp hoặc bất kỳ quốc gia thành viên nào trình lên về các vấn đề nảy sinh từ Hiệp định này.
Hội đồng sẽ thông qua Quy chế hoạt động của mình, và nếu thấy cần thiết có thể cần các tư vấn kỹ thuật.
Điều 20. Quyết định của Hội đồng
Mọi quyết định của Hội đồng phải được nhất trí, trừ khi được quy định khác trong Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 21. Thành phần Uỷ ban Liên hợp
Uỷ ban Liên hợp bao gồm một ủy viên của mỗi quốc gia tham gia, cấp không thấp hơn lãnh đạo Vụ/Cục.
Điều 22. Chủ tịch Uỷ ban Liên hợp
Chủ tịch Uỷ ban Liên hợp luân phiên ngược theo vần chữ cái tên các quốc gia thành viên với nhiệm kỳ một năm.
Điều 23. Phiên họp Uỷ ban Liên hợp
Uỷ ban Liên hợp sẽ họp ít nhất mỗi năm hai phiên họp thường kỳ và có thể họp các phiên họp không chính thức khi cần thiết, hoặc theo yêu cầu của một quốc gia thành viên. Uỷ ban Liên hợp có thể mời các quan sát viên tới dự các phiên họp nếu thấy thích hợp.
Điều 24. Chức năng Uỷ ban Liên hợp
Các chức năng của Uỷ ban Liên hợp là:
A. Thực hiện các chính sách và quyết định của Hội đồng và các nhiệm vụ khác do Hội đồng giao.
B. Lập quy hoạch phát triển lưu vực, và định kỳ xem xét và sửa đổi nếu cần thiết; trình Hội đồng thông qua quy hoạch phát triển lưu vực và các dự án/chương trình phát triển chung được thực hiện theo quy hoạch; và trao đổi trực tiếp với các nhà tài trợ hoặc thông qua phiên họp nhóm tư vấn để tìm kiếm tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực hiện các dự án/chương trình.
C. Thường xuyên thu thập, cập nhật và trao đổi các thông tin và số liệu cần thiết để thực hiện Hiệp định này.
D. Tiến hành các nghiên cứu và các đánh giá thích hợp để bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái của lưu vực sông Mê Công.
E. Phân công nhiệm vụ và giám sát các hoạt động của Ban Thư ký để thực hiện Hiệp định này và các chính sách, quyết định, dự án và chương trình đã được thông qua ở các quy định sau, bao gồm việc duy trì cơ sở dữ liệu và thông tin cần thiết cho Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp thực hiện các chức năng của mình, và thông qua chương trình công tác hàng năm do Ban Thư ký chuẩn bị.
F. Xem xét giải quyết các vấn đề và khác biệt có thể nảy sinh giữa các kỳ họp của Hội đồng do một uỷ viên Uỷ ban Liên hợp hoặc một quốc gia thành viên đưa ra liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong phạm vi Hiệp định này, và khi cần thiết, trình lên Hội đồng.
G. Xem xét và thông qua các nghiên cứu và chương trình đào tạo nhân lực cho các quốc gia thành viên đang thực hiện các hoạt động liên quan và cần thiết trong lưu vực sông Mê Công nhằm tăng cường năng lực thực hiện Hiệp định này.
H. Kiến nghị lên Hội đồng thông qua cơ cấu tổ chức, điều chỉnh và cấu trúc lại Ban Thư ký.
Uỷ ban Liên hợp sẽ đề xuất Quy chế hoạt động của mình trình Hội đồng thông qua. Uỷ ban Liên hợp có thể lập các tiểu ban tạm thời và/hoặc thường xuyên hoặc các nhóm công tác nếu cần thiết, và có thể tham khảo tư vấn kỹ thuật trừ phi đã được quy định trong Quy chế hoạt động hoặc các quyết định của Hội đồng.
Điều 26. Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực
Uỷ ban Liên hợp sẽ chuẩn bị và và đề xuất Hội đồng thông qua, cùng với các đề xuất khác, Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực theo quy định ở các Điều 5 và Điều 6, bao gồm các quy định chính sau: 1) Xác lập khung thời gian cho mùa mưa và mùa khô, 2) Xác lập các vị trí các trạm thuỷ văn, và xác định và duy trì các yêu cầu về mức dòng chảy tại từng trạm, 3) Đề ra các tiêu chuẩn xác định lượng nước thừa trong mùa khô trên dòng chính, 4) Tăng cường cơ chế giám sát sử dụng nước trong lưu vực, và 5) Xác lập cơ chế giám sát chuyển nước dòng chính ra ngoài lưu vực.
Điều 27. Quyết định của Uỷ ban Liên hợp
Mọi quyết định của Uỷ ban Liên hợp phải được nhất trí, trừ khi được quy định khác trong Quy chế hoạt động của mình.
Điều 28. Mục đích của Ban Thư ký
Ban Thư ký sẽ giúp Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp về hành chính và kỹ thuật, và được đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban Liên hợp.
Trụ sở và cơ cấu cơ quan văn phòng của Ban Thư ký sẽ được Hội đồng quyết định, và nếu thấy cần thiết một Hiệp định trụ sở sẽ được đàm phán và ký kết với chính phủ quốc gia chủ nhà.
Các chức năng và nhiệm vụ của Ban Thư ký là:
A. Thực hiện các quyết định và nhiệm vụ được Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp giao dưới sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp với Uỷ ban Liên hợp.
B. Giúp Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp về kỹ thuật và quản lý tài chính và tư vấn theo yêu cầu;
C. Lập chương trình công tác hàng năm, và chuẩn bị tất cả các kế hoạch, các văn kiện dự án và chương trình, các nghiên cứu và đánh giá theo yêu cầu;
D. Giúp Uỷ ban Liên hợp thực hiện và quản lý các dự án và chương trình theo yêu cầu;
E. Duy trì cơ sở dữ liệu và thông tin theo chỉ đạo;
F. Chuẩn bị cho các phiên họp của Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp; và
G. Thực hiện tất cả các nhiệm vụ khác được giao.
Ban Thư ký đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc điều hành, theo bổ nhiệm của Hội đồng từ danh sách các ứng cử viên Uỷ ban Liên hợp chọn. Bản nội dung công việc của Giám đốc điều hành do Uỷ ban Liên hợp chuẩn bị và được Hội đồng thông qua.
Điều 32. Trợ lý Giám đốc điều hành
Một trợ lý Giám đốc điều hành do Giám đốc điều hành tiến cử với sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban Liên hợp. Trợ lý phải có cùng quốc tịch và có cùng nhiệm kỳ một năm như Chủ tịch Uỷ ban Liên hợp.
Cán bộ kỹ thuật ven sông của Ban Thư ký được tuyển chọn dựa trên trình độ kỹ thuật, và số lượng biên chế dựa trên tiêu chí bằng nhau giữa các quốc gia thành viên. Cán bộ kỹ thuật ven sông sẽ được làm việc tại Ban Thư ký không quá hai nhiệm kỳ ba năm, trừ khi Uỷ ban Liên hợp có quyết định khác.
GIẢI QUYẾT CÁC KHÁC BIỆT VÀ BẤT ĐỒNG
Điều 34. Nghị quyết thông qua Uỷ hội sông Mê Công quốc tế
Khi có khác biệt hoặc bất đồng nảy sinh giữa hai hoặc nhiều bên tham gia Hiệp định này về các vấn đề liên quan đến Hiệp định và/hoặc các hoạt động do Uỷ hội sông Mê Công quốc tế tiến hành tại các cấp của mình, đặc biệt liên quan đến việc hiểu Hiệp định và các quyền pháp lý của các bên, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế trước hết phải nỗ lực cố gắng giải quyết vấn đề đó theo quy định tại các Điều 18.C và 24.F.
Điều 35. Quyết định thông qua các Chính phủ
Trong trường hợp Uỷ hội sông Mê Công quốc tế không thể giải quyết khác biệt và bất đồng trong thời hạn nhất định, vấn đề đó phải được kịp thời trình lên các Chính phủ để giải quyết bằng thương lượng thông qua kênh ngoại giao và thông báo quyết định của họ cho Hội đồng để tiến hành các bước cần thiết để thực hiện quyết định đó. Nếu các Chính phủ thấy cần thiết hoặc có lợi trong tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết vấn đề đó, các Chính phủ có thể cùng yêu cầu, sự trợ giúp của trung gian thông qua một tổ chức hoặc một bên mà họ cùng chấp thuận, và sau đó tiến hành giải quyết theo các nguyên tắc của luật quốc tế.
Điều 36. Hiệu lực thi hành và các Hiệp định có trước Hiệp định này:
Hiệp định này sẽ:
A. Có hiệu lực thi hành đối với tất cả các bên, kể từ ngày đại diện toàn quyền được bổ nhiệm của các bên ký kết, không có hiệu lực hồi tố với các hoạt động và dự án trước đó.
B. Thay thế Quy chế của Uỷ ban Điều phối Nghiên cứu Hạ lưu sông Mê Công sửa đổi năm 1957, Tuyên bố chung về các nguyên tắc sử dụng nước Hạ lưu sông Mê Công 1975, và Tuyên bố về Uỷ ban Lâm thời Điều phối Nghiên cứu hạ lưu vực sông Mê Công năm 1978, và các Quy chế hoạt động được thông qua trong các văn kiện nói trên. Hiệp định này không thay thế hoặc có giá trị cao hơn các điều ước, đạo luật hoặc thoả thuận khác mà một hay nhiều bên tham gia trừ phi có bất đồng về thuật ngữ, phạm vi pháp lý của các vấn đề hoặc thực thi xảy ra với bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định, các vấn đề đó phải được trình lên các chính phủ liên quan để xem xét và giải quyết.
Điều 37. Bổ sung, sửa đổi, thay thế và chấm dứt
Hiệp định này có thể được bổ sung, sửa đổi, thay thế hoặc chấm dứt bằng thoả thuận chung của tất cả các bên tham gia tại thời điểm xem xét.
Hiệp định này sẽ bao gồm Phần mở đầu và tất cả các điều khoản và bổ sung nếu có, các Phụ lục, và tất cả các thoả thuận khác mà các Bên tham gia ký kết theo Hiệp định. Các bên có thể ký kết các thoả thuận song phương hoặc đa phương cụ thể hoặc dàn xếp thực hiện, và quản lý các chương trình và dự án được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định này, nhưng không được trái với Hiệp định và không làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên không tham gia ký kết, trừ phi được quy định khác trong Hiệp định này.
Điều 39. Thành viên mới tham gia Hiệp định
Bất kỳ một Quốc gia ven sông nào khác, nếu chấp nhận các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiệp định này, đều có thể trở thành một bên tham gia trên cơ sở đồng thuận của các thành viên.
Điều 40. Ngừng và Rút khỏi Hiệp định
Bất kỳ một bên nào tham gia Hiệp định này cũng đều có thể rút hoặc ngừng sự tham gia của họ bằng văn bản thông báo cho Chủ tịch Hội đồng Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, Chủ tịch Hội đồng sẽ xác nhận và trao đổi ngay với các ủy viên Hội đồng khác. Thông báo ngừng hoặc rút khỏi Hiệp định sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày xác nhận hoặc nhận được thông báo, trừ khi thông báo đó được rút lại trước đó hoặc các bên có thoả thuận khác. Trừ khi các bên còn lại của Hiệp định thoả thuận ngược lại, thông báo này không được gây tổn hại cho bên ra thông báo hoặc giúp họ né tránh các cam kết đối với các chương trình, dự án, nghiên cứu hoặc các quyền và lợi ích được công nhận bởi một bên tham gia, hoặc theo luật quốc tế.
Điều 41. Sự tham gia của Liên hiệp quốc và Cộng đồng quốc tế
Các quốc gia thành viên của Hiệp định này ghi nhận sự đóng góp quan trọng của Liên hợp quốc, và các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế trong việc trợ giúp và hướng dẫn và mong muốn duy trì mối quan hệ này.
Hiệp định này sẽ được đăng ký và nộp lưu chiểu, bằng bản tiếng Anh và tiếng Pháp, với Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
ĐỂ LÀM CHỨNG, những người ký dưới đây, được các Chính phủ uỷ quyền, đã ký Hiệp định này.
LÀM TẠI Chiềng Rai, Thái Lan ngày 5 tháng 4 năm 1995 bằng tiếng Anh và tiếng Pháp có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp không thống nhất được, thì bản tiếng Anh, ngôn ngữ soạn thảo Hiệp định, sẽ được sử dụng.
Chính phủ của Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã ký ngày hôm nay HIỆP ĐỊNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG.
HIỆP ĐỊNH NÀY có Chương IV về thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế như một khung thể chế để thực hiện HIỆP ĐỊNH.
VỚI NGHỊ ĐỊNH THƯ NÀY, các bên ký HIỆP ĐỊNH tuyên bố thành lập và khởi đầu ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG QUỐC TẾ, gồm ba cơ quan thường trực, HỘI ĐỒNG, ỦY BAN LIÊN HỢP và BAN THƯ KÝ, có hiệu lực từ ngày hôm nay với đầy đủ quyền và trách nhiệm như quy định trong HIỆP ĐỊNH.
ĐỂ LÀM CHỨNG, các đại diện dưới đây, được Chính phủ ủy quyền đã ký Nghị định thư này.
LÀM TẠI Chiềng Rai, Thái Lan ngày 5 tháng 4 năm 1995.
Vương quốc Campuchia:
Ngài Ing Kieth,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Bộ Giao thông Công chính
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào:
Ngài Somsavat Lengsavad,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Vương quốc Thái Lan:
Ngài Tiến sĩ Krasae Chanawongse,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Ngài Nguyễn Mạnh Cầm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao