Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Hiệp định số 45/2005/LPQT về Hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân quốc

Số hiệu 45/2005/LPQT
Ngày ban hành 15/09/2003
Ngày có hiệu lực 19/04/2005
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

BỘ NGOẠI GIAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------

Số: 45/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2005

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân quốc (sau đây gọi là “các Bên”).

Mong muốn nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi,

Đã thỏa thuận như sau:

1. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, các Bên sẽ tương trợ cho nhau trong các vấn đề về hình sự.

2. Các vấn đề về hình sự theo hiệp định này là việc điều tra, truy tố, xét xử đối với bất kỳ tội phạm nào, bao gồm cả các tội phạm về thuế, hải quan, quản lý ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập mà tại thời điểm yêu cầu tương trợ thuộc quyền truy cứu trách nhiệm hình sự của Bên yêu cầu.

3. Tương trợ bao gồm:

a) Thu thập chứng cứ hoặc lấy lời khai;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và vật chứng;

c) Xác định nơi ở của người, nơi có đồ vật và nhận dạng người, đồ vật;

d) Tống đạt giấy tờ;

e) Thực hiện yêu cầu khám xét và thu giữ;

f) Bố trí cho người liên quan cung cấp chứng cứ hoặc giúp đỡ trong điều tra, truy tố, xét xử hình sự trên lãnh thổ của Bên yêu cầu;

g) Truy tìm, thu giữ, kê biên và tịch thu tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội;

h) Các tương trợ khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

4. Tương trợ theo Hiệp định này không bao gồm:

a) Việc dẫn độ hoặc bất giữ để dẫn độ;

b) Việc thi hành các bản án hình sự đã tuyên của Bên yêu cầu trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu và Hiệp định này cho phép;

c) Việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù để tiếp tục thi hành án;

d) Chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 2.Tương trợ khác

Hiệp định này không ảnh hưởng đến bất kỳ nghĩa vụ nào đang có giữa các Bên theo các điều ước hay thỏa thuận khác, cũng không cản trở các Bên tương trợ cho nhau theo các điều ước, thỏa thuận khác.

1. Để thực hiện Hiệp định này, mỗi Bên chỉ định người hoặc một cơ quan là Cơ quan trung ương để chuyển và nhận các yêu  cầu theo quy định của Hiệp định này.

2. Những người hoặc cơ quan dưới đây sẽ được coi là Cơ quan trung ương kể từ khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực:

a) Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc một quan chức do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định;

b) Đối với Đại Hàn Dân quốc là Bộ trưởng Tư pháp hoặc một quan chức do Bộ trưởng Tư pháp chỉ định.

[...]