Hiệp định về dịch vụ hàng không giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông (1999).

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 10/09/1999
Ngày có hiệu lực 10/09/1999
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Tiến Sâm,Stephen IP Shu Kwan
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG THUỘC NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG (1999).

Chính phủ CHXHCN Việt Nam và chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là đặc khu hành chính Hồng Kông);

Ký kết hiệp định này với mong muốn đưa ra khung pháp lý cho việc cung cấp các dịch vụ hàng không giữa Việt Nam và đặc khu hành chính Hồng Kông;

Hai bên nhất trí với các điều khoản sau:

Điều 1: Định nghĩa

Các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a, "Các cơ quan chức năng về hàng không" nghĩa là ở Việt Nam là của hàn không dân dụng Việt Nam, và ở đặc khu hành chính Hồng Kông là cục hàng không dân dụng, hay ở cả hai nước, mọi cơ quan và cá nhân có thẩm quyền, chức năng hiện hành.

b, Thuật ngữ "hãng hàng không chỉ định" nghĩa là một hãng hàng không đã được chỉ định và có thẩm quyền theo Điều 4 của Bản Hiệp định này.

c, Thuật ngữ "Khu vực" liên quan đến Việt Nam là lãnh thổ chủ quyền và hải giới, còn ở đặc khu hành chính Hồng Kông bao gồm đảo Hồng Kông, Konloon và New Territeries.

d, Những thuật ngữ "dịch vụ hàng không", "dịch vụ hàng không quốc tế", "hãng hàng không" và "điểm dừng" đã được ấn định theo Điều 96 của Hiệp Định Chicago.

e, Thuật ngữ "Hiệp Định này" bao gồm phụ lục và mọi sự sửa đổi nó cũng như bản hiệp định này.

Điều 2:

Những nội dung của Hiệp Định Chicago có thể áp dụng được trongnhững dịch vụ hàng không quốc tế (những nội dung có thể áp dụng trong những dịch vụ quốc tế).

Theo bản hiệp định này, hai bên sẽ tuân thủ theo nội dung của hiệp định hàng không dân dụng quốc tế, đã ký kết ngày 7/9/44 tại Chicago bao gồm những phụ lục và sự sửa đổi hiệp định hay những phụ lục.

Điều 3: Những quyền lợi được hưởng

1, Mỗi bên chấp thuận cho bên kia những quyền lợi sau về các dịch vụ hàng không:

a, Quyền được bay qua lãnh thổ mà không cần hạ cánh.

b, Quyền được hạ cánh ở bên kia lãnh thổ với những mục đích không giao dịch.

2, Mỗi bên chấp thuận cho bên kia những quyền cụ thể dưới đây đã được ghi rõ trong bản hiệp định này nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ hàng không quốc tế trên những lệ trình cụ thể được nêu cụ thể trong phụ lục của Hiệp Định này. Những dịch vụ và lệ trình đó sau đây được gọi là "những dịch vụ thoả thuận" và "những lộ trình cụ thể". Trong khi thực hiện một dịch vụ thoả thuận trên lộ trình cụ thể, các hãng hàng không chỉ định của mỗi bên sẽ được hưởng thêm những quyền trong đoạn 1 của Điều 3 này như quyền được hạ cánh ở lãnh thổ phía bên kia tại những thời điểm đã được xác định mặc dù lệ trình đó theo phụ lục của bên hợp đồng này là chuyên chở hành khách và hàng hoá bao gồm thư từ, những linh kiện và ..

3, Không có quy định nào trong đoạn 2 Điều 3 cho phép các hãng hàng không chỉ định của mỗi bên quyền được chuyên chở (tại một thời điểm trong khu vực của phía bên kia) hành khách và hàng hoá bao gồm thư từ, vận chuyển thuê hay vận chuyển giúp và dẫn đến một thời điểm khác ở khu vực của phía bên kia.

4, Nếu do những xung đột, rắc rối chính trị hay những hoàn cảnh đặc biệt và khác thường, hãng hàng không chỉ định của một bên không thể thực hiện dịch vụ theo lệ trình thông thường, bên kia sẽ nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất để tiếp tục thực hiện dịch vụ đó bằng việc sắp xếp lại những lệ trình ngắn thích hợp .

Điều 4: Sự bổ nhiệm và uỷ quyền của các hãng hàng không

1, Mỗi bên sẽ có quyền (chỉ định) bằng văn bản cho bên kia hay những hãng hàng không với mục đích thực hiện các dịch vụ thoả thuận trên những lệ trình cụ tửê và có thể huỷ bỏ hoặc sửa đổi những sự bổ nhiệm đó.

2, Khi chấp nhận sự bổ nhiệm đó, bên kia sẽ tuân thủ theo nội dung của đoạn 3 và 4 của điều khoản này mà không trì hoãn việc giành cho một hay nhiều hãng hàng không đồi được bổ nhiệm thực hiện những sự uỷ quyền thích hợp.

3,(a) Chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ có quyền từ chối việc thực hiện những sự uỷ quyền theo đoạn 2 của điều 4, hoặc phải chấp thuận những điều kiện đó nếu đó thực sự cần thiết trong việc thực thi bởi các quyền của các hãng hàng không không chỉ định được nêu cụ thể trong điều 3 (2) của bản Hiệp Định này, trong mọi trường hợp bất cứ ở đâu chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông không hài lòng với quyền sở hữu và điều khiển hiệu quả của hãng hàng không chỉ định trước thì hãng hàng không đó sẽ thuộc về chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam hoặc Đặc khu hành chính Hồng Kông

(b) Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam sẽ có quyền từ chối để thực hiện những sự uỷ quyền theo đoạn 2 điều 4, hay phải chấp nhận những điều kiện đó nếu đó thực sự là cần thiết hay việc thực thi bởi các quyền của một hãng hàng không chỉ định được nêu rõ trong điều 3 (2) của Hiệp định này. Trong trường hợp bất ký ở đâu, chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam không hài lòng, hãng hàng không đó sẽ được sát nhập và có trụ sở kinh doanh ở đặc khu hành chính Hồng Kông.

4, Các cơ quan chức năng hàng không của mỗi bên có thể yêu cầu phía bên kia chỉ định một hãng hàng không để thực hiện đầy đủ và đảm bảo những điều kiện theo những quy định và luật pháp thông thường và có thể được áp dụng để thực hịên các dịch vụ hàng không quốc tế bởi các cơ quan chức năng đó.

5, Khi một công ty hàng không đã được chỉ định và uỷ quyền, công ty đó có thể bắt đầu thực hiện những dịch vụ thoả thuận, với quy định rằng công ty đó phải tuân theo những nội dung của Hiệp định này. 

Điều 5 : Huỷ bỏ hoặc đình chỉ hoạt động của

[...]