Đề án 26/ĐA-UBND năm 2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 26/ĐA-UBND
Ngày ban hành 18/11/2016
Ngày có hiệu lực 18/11/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2016

 

ĐỀ ÁN

VỀ VIỆC PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH

A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 27/7/2010, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND về việc Ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số Khoản tại Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Sau 5 năm thực hiện, với quy định phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi đã tạo điều kiện cho các huyện, thành phố chủ động, khai thác tiềm năng trong việc huy động nguồn thu ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo ra cơ chế khuyến khích các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh để tạo thêm nguồn thu cho ngân sách; coi thu ngân sách là công tác trọng tâm để tập trung chỉ đạo và đôn đốc, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật; việc quản lý điều hành ngân sách đã có nhiều tiến bộ, sử dụng NSNN đã đi vào nề nếp, chủ động và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và thu khác ngân sách cao hơn tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị của tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới và để cụ thể Hiến pháp năm 2013, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, trong đó có nhiều quy định mới làm thay đi quy trình quản lý NSNN. Để đáp ứng phù hợp với quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đúng quy định và cần thiết.

B. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015;

Căn cứ Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước,

C. NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

1. Ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ th.

2. Ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh, hỗ trợ các huyện, thành phố chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các huyện, thành phố theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

3. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của tng địa phương;

4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.

5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bố và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các huyện, thành phố.

7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:

- Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;

- Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;

- Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đi ngân sách của từng địa phương cấp dưới;

8. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:

- Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác đbảo đảm n định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

- Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

- Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

9. Ngân sách xã, phường, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;

10. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ