Công văn 9354/BKHĐT-PTDN năm 2022 về tình hình chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong ngành, lĩnh vực Kiểm định kỹ thuật và sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 9354/BKHĐT-PTDN
Ngày ban hành 21/12/2022
Ngày có hiệu lực 21/12/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9354/BKHĐT-PTDN
V/v tình hình chuyển đổi ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực Kiểm định kỹ thuật và sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2022

 

Kính gửi: TM tướng Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái[1] tại Công văn số 182/TB-VPCP ngày 24/6/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo như sau:

1. Tổng hợp số lượng và tình hình hoạt động của các ĐVSNCL trong 04 ngành, lĩnh vực:

Tính đến hết ngày 15/11/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được báo cáo của 6/6 Bộ, 59/63 địa phương, trong đó 06 Bộ, 46 địa phương gửi báo cáo năm 2021; 13 tỉnh, thành phố gửi báo cáo trong năm 2022 (chi tiết các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo theo từng năm được liệt kê tại Phụ lục 1).

Tổng hợp báo cáo của 06 Bộ và 59/63 địa phương gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật đến ngày 15/11/2022 cho thấy, cả nước hiện có 170 ĐVSNCL hoạt động trong 04 ngành, lĩnh vực (chi tiết theo Bảng 1).

Bng 1: Số lượng các ĐVSNCL thuộc 4 ngành, lĩnh vực

STT

Tên ngành, lĩnh vực

Số ĐVSNCL đã hoàn thành chuyển thành CTCP

Số ĐVSNCL chưa chuyn đổi

Tổng số

1

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

0

6

6

2

Kiểm định xây dựng

1

44

45

3

Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện thủy

10

55

65

4

Sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi

3

51

54

 

Tổng số

14

156

170

Trong tổng số 170 ĐVSNCL hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực, số lượng ĐVSNCL đã thực hiện chuyển đổi sang CTCP còn thấp, chỉ có 14 đơn vị (chiếm 8,23%) đã chuyển đổi (trong đó có 01 đơn vị đã chuyển đổi nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển thành CTCP[2]).

1.1. ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

a. Số lượng và tình hình hoạt động

Tổng hợp từ báo cáo của 06 Bộ và 59 địa phương, có 06 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Danh sách chi tiết tại Phụ lục 2).

Theo Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công với khoảng 166 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Trong đó, các ĐVSNCL thuộc khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ có 10 đơn vị, chiếm 6% số lượng các tổ chức), 21 ĐVSNCL khác trong lĩnh vực đo lường mới bổ sung đăng ký hoạt động kiểm định (chiếm 12%), còn lại 135 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần (chiếm 82% tổng số đơn vị). Các Trung tâm thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tự chủ kinh phí chi thường xuyên; giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước của 3 Trung tâm không lớn, khoảng 124 tỷ đồng[3] với khoảng 280 viên chức và người lao động, nộp ngân sách nhà nước trên 100 tỷ đồng/năm.

Chỉ có 03 trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại các địa phương[4]. Các trung tâm đều có khả năng tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc.

b. Đề xuất chủ trương chuyển ĐVSNCL thành CTCP

(i) Ở cấp Trung ương:

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị không thực hiện chuyển 03 ĐVSNCL thuộc Bộ sang mô hình công ty cổ phần do các Trung tâm này ngoài việc cung cấp dịch vụ kiểm định còn giúp Bộ thực hiện một phần nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành; đồng thời, các Trung tâm này không sử dụng ngân sách nhà nước của ngành[5], tự đảm bảo chi phí hoạt động, cùng với khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ minh bạch, cạnh tranh, bình đẳng, đảm bảo chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước.

(ii) Ở cấp địa phương:

Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần giai đoạn 2016- 2020. Thành phố đã xây dựng phương án tổ chức thực hiện chuyển đổi, tuy nhiên chưa hoàn thành do vướng các quy định pháp lý. Hiện nay, các quy định pháp lý đã được bổ sung, hoàn thiện, thành phố sẽ tổ chức thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục chuyển đổi. UBND Thành phố Hải Phòng cho rằng việc cổ phần hóa Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Thành phố là khả thi, nhằm huy động các thành phần kinh tế khác tham gia lĩnh vực này và đề xuất thực hiện chuyển đổi, Nhà nước không nắm giữ cổ phần sau chuyển đổi trong giai đoạn 2021-2023.

c. Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phần lớn các ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đều đã tự chủ chi thường xuyên. Đồng thời nhiều đơn vị do tư nhân thành lập cũng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này nên việc chuyển đổi các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này thành CTCP là phù hợp. Tuy nhiên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn kiến nghị duy trì một số ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc bộ này để đảm bảo tính khách quan cho công tác kiểm định, hỗ trợ một phần hoạt động quản lý nhà nước của ngành... Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng kiến nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là phù hợp với thực tiễn và có cơ sở xem xét

1.2. ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định xây dựng

a. Về số lượng và tình hình hoạt động

- Trong số 59/63 địa phương gửi báo cáo, có 45 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định xây dựng (Danh sách chi tiết tại Phụ lục 3); trong đó 44/45 đơn vị đang hoạt động ở mô hình ĐVSNCL và 01 đơn vị đã thực hiện chuyển đổi nhưng chưa bàn giao sang CTCP[6]. Nhiệm vụ chủ yếu của các ĐVSNCL trong lĩnh vực này là: kiểm định xây dựng, giám định tư pháp không chuyên trách về xây dựng, thí nghiệm, kiểm định, đánh giá chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng tại nơi sản xuất, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giám sát xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng, thực hiện các dịch vụ: tư vấn lập dự án đầu tư công trình xây dựng, thẩm định, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công...

Theo báo cáo của các địa phương, nhiều ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực này có khả năng tự chủ chi thường xuyên, có đơn vị có khả năng tự chủ cả chi đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các ĐVSNCL có quy mô nhỏ, mức vốn nhà nước thấp dưới 12 tỷ đồng, quy mô lao động từ 10-50 lao động. Một số đơn vị chưa có địa điểm làm việc riêng, tài sản cũ, giá trị tài sản nhỏ, nguồn thu hoạt động chưa bền vững. Trong lĩnh vực này, khối doanh nghiệp tư nhân đã tham gia nhiều nên có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ĐVSNCL khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, lực lượng lao động biến động thường xuyên giữa các đơn vị, doanh thu không ổn định.

Các đơn vị hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định xây dựng cần được trang bị máy móc thí nghiệm hiện đại; nâng cấp, hoặc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên nên chi phí đầu tư và chi phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm khá lớn. Trong trường hợp thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của tư nhân tham gia, việc chuyển đổi thành CTCP đối với các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này.

b. Về đề xuất chủ trương chuyển ĐVSNCL thành CTCP

(i) Ở cấp Trung ương: Hiện không có ĐVSNCL ở cấp Trung ương hoạt động trong lĩnh vực này. Tại Công văn số 4471/BXD-KHTC ngày 04/10/2022, Bộ Xây dựng không có ý kiến cụ thể về chủ trương chuyển đổi ĐVSNCL trong lĩnh vực này.

(ii) Ở cấp địa phương: Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy các địa phương kiến nghị chủ trương chuyển đổi ĐVSNCL trong lĩnh vực này như sau:

[...]