Công văn 899/NHNN-QLNH năm 2019 về vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện khoản vay nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu | 899/NHNN-QLNH |
Ngày ban hành | 15/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 15/01/2019 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Vi phạm hành chính |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 899/NHNN-QLNH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty TNHH Bánh Vàng
Liên quan đến kiến nghị của Công ty TNHH Bánh Vàng (sau đây gọi là Công ty) tại công văn số 15/2018/CV.BV-CP ngày 18/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Theo công văn số 15/2018/CV.BV-CP nêu trên, Công ty có khoản vay nước ngoài trị giá 2.500.000 EUR, trả lãi 3 tháng một lần; lần đầu tiên vào 01/3/2016, lần cuối vào ngày 01/9/2019. Do không thu xếp được tiền để trả nợ, kỳ trả lãi tháng 09/2018 được Công ty trả vào ngày 09/10/2018 thông qua tài khoản thanh toán tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
2. Cơ sở pháp lý:
2.1. Quy định có liên quan về quản lý vay trả nợ nước ngoài
a. Về trách nhiệm đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
Khoản vay của Công ty là khoản vay nước ngoài trung dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh, do đó thuộc đối tượng phải đăng ký khoản vay nước ngoài với NHNN.
- Khoản 1 Điều 31 Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Thông tư 03) quy định: “1. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, trừ trường hợp rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay ngắn hạn chuyển trung, dài hạn.”
- Khoản 1 Điều 15 Thông tư 03 quy định: “... trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của NHNN, Bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với NHNN theo quy định tại Thông tư này.”
b. Về tài khoản trả nợ nước ngoài:
- Khoản 1 Điều 24 Thông tư 03 quy định “Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ Khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho Khoản vay nước ngoài.”
- Khoản 1 Điều 28 Thông tư 03 quy định “Trường hợp thay đổi tài khoản vay, trả nợ nước ngoài do thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.”
- Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 03 (Thông tư 05) quy định: “2. Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (...)”
- Khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Thông tư 19) quy định “Để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại 01 ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.”
- Khoản 4 Điều 6 Thông tư 19 quy định “Trường hợp có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một ngân hàng được phép khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới...”.
2.2. Quy định có liên quan về xử lý vi phạm hành chính
- Điểm h Khoản 2 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định 96) quy định:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
(...)
đ) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi tài khoản, tiến độ chuyển vốn đầu tư và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác;
h) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
- Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 96 quy định “b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;”.
3. Đối với giao dịch thực tế của Công ty:
Căn cứ các quy định nêu trên của pháp luật và hồ sơ liên quan đến giao dịch của Công ty do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Chi nhánh) cung cấp, trường hợp Công ty chưa thu xếp được nguồn tiền khi đến kỳ trả nợ lãi vào ngày 01/9/2018 và lùi lịch trả nợ đến 05/10, Công ty cần:
(i) thực hiện đăng ký thay đổi kế hoạch trả nợ lãi đối với kỳ nợ lãi tháng 9/2018 với Chi nhánh;
(ii) sau khi có văn bản xác nhận đăng ký thay đổi kế hoạch trả nợ lãi của Chi nhánh, Công ty xuất trình văn bản này tại Sacombank - nơi Công ty mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, đồng thời là tài khoản vay trả nợ nước ngoài để Sacombank có cơ sở chuyển tiền trả nợ lãi.
Tuy nhiên, Công ty không thực hiện đăng ký thay đổi kế hoạch trả nợ lãi, đồng thời do Sacombank từ chối thanh toán, Công ty đã chuyển tiền qua tài khoản thanh toán mở tại Maritime Bank. Như vậy, Công ty đã vi phạm các quy định như sau: