Công văn 8938/UBND-KT hướng dẫn điều hành chi ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2013
Số hiệu | 8938/UBND-KT |
Ngày ban hành | 25/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 25/11/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Văn Sửu |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8938/UBND-KT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Các Sở, ban, ngành Thành phố; |
Thực hiện Văn bản số 12067/BTC-HCSN ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính về điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2013; UBND Thành phố đã ban hành Văn bản số 7194/UBND-KT ngày 27/9/2013 về điều hành chi ngân sách Thành phố năm 2013.
Căn cứ Công văn số 15441/BTC-HCSN ngày 11/11/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung một số nội dung cụ thể tại Văn bản số 12067/BTC-HCSN ngày 10/9/2013; UBND Thành phố hướng dẫn, chỉ đạo bổ sung như sau:
I. Đối với chi thường xuyên:
1. Khoản 1 Công văn 7194/UBND-KT: Thực hiện thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách cùng cấp, cụ thể về phạm vi dự toán thực hiện như sau:
Thực hiện thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách cùng cấp đối với dự toán chi thường xuyên năm 2013 đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhưng đến hết ngày 30/6/2013 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng quy định (trừ các khoản dự toán đến nay đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép phân bổ tiếp hoặc cho phép chưa phân bổ theo quy định; các khoản dự toán được cơ quan có thẩm quyền bổ sung trong năm).
2. Khoản 2 Công văn 7194/UBND-KT về nội dung: Rà soát các khoản chi thường xuyên đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm 2013 nhưng chưa thực sự cấp bách, chưa triển khai thực hiện để xem xét việc tạm dừng, chưa thực hiện trong năm 2013. Cụ thể các khoản chi, các nhiệm vụ như sau:
Các khoản kinh phí đã bố trí trong dự toán (bao gồm cả vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) để thực hiện mua sắm, sửa chữa, nâng cấp; thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc các chương trình, dự án, đề án, đề tài (sau đây gọi chung là các nhiệm vụ): đề nghị thực hiện rà soát để tạm dừng, chưa thực hiện trong năm 2013 đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, cấp bách (có văn bản của cấp có thẩm quyền khẳng định nhiệm vụ đó chưa thực sự cần thiết, cấp bách).
II. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản:
Sửa đổi khoản 1 và mục b khoản 2 Công văn số 7194/UBND-KT ngày 27/9/2013 của UBND Thành phố như sau:
1. Đối tượng vốn đầu tư thực hiện cắt giảm, thu hồi gồm: Vốn đầu tư thuộc NSNN được giao kế hoạch đầu năm 2013 theo Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp. Đối tượng vốn đầu tư thực hiện cắt giảm, thu hồi không bao gồm:
- Vốn ứng trước; vốn năm trước được phép kéo dài; vốn Trái phiếu Chính phủ; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia; vốn phòng chống lụt, bão, thiên tai; vốn ngoài nước (ODA); vốn đối ứng các dự án ODA.
- Vốn NSNN được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc bổ sung kế hoạch trong năm 2013.
- Vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: vốn quảng cáo truyền hình, quỹ bảo trì đường bộ, vốn thực hiện theo cơ chế tài chính đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định…
2. Vốn đầu tư thuộc các đối tượng nêu trên nhưng đến ngày 30/6/2013 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng quy định, yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện cắt giảm kế hoạch vốn đã giao để bổ sung dự phòng ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước không thanh toán các khoản vốn này.
3. Vốn đầu tư thuộc các đối tượng nêu trên đã phân bổ cho các dự án nhưng đến ngày 30/6/2013 chưa triển khai thực hiện các công việc của dự án theo quy định quản lý vốn đầu tư XDCB hiện hành (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 06/1999/TT-BKHĐT ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và báo cáo đầu tư và các quy định liên quan khác), yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện cắt giảm kế hoạch vốn đã giao để bổ sung dự phòng ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước không thanh toán các khoản vốn này.
Đối với vốn đầu tư thuộc các đối tượng nêu trên đã phân bổ cho các dự án đến ngày 30/6/2013 đã thực hiện được một trong các công việc để thực hiện dự án theo quy định quản lý vốn đầu tư XDCB hiện hành thì được sử dụng và thanh toán vốn. Đối với các dự án trong năm được cấp có thẩm quyền điều chỉnh tăng kế hoạch vốn thì kế hoạch vốn tăng này được sử dụng, thanh toán vốn.
4. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư sai quy định, thực hiện thu hồi bổ sung dự phòng ngân sách nhà nước.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các chủ đầu tư thực hiện rà soát trên tinh thần triệt để thực hiện Chỉ thị 12/CT-UBND ngày 14/6/2013 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, các văn bản hướng dẫn của UBND Thành phố và chịu trách nhiệm về kết quả rà soát của mình; tổng hợp báo cáo gửi Sở Tài chính trước ngày 28/11/2013, đồng thời gửi KBNN để thực hiện kiểm soát chi.
2. Về biểu mẫu báo cáo:
- Đối với chi thường xuyên: báo cáo kết quả rà soát kèm theo văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn tại khoản 2, mục I công văn này; trong đó chi tiết theo biểu mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo công văn này.
- Đối với chi đầu tư: Báo cáo kèm theo số liệu chi tiết theo biểu mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo công văn này.
3. Kho bạc Nhà nước tiếp tục thực hiện kiểm soát chi trên cơ sở: phương án tiết kiệm 10% chi thường xuyên 7 tháng cuối năm 2013 (theo hướng dẫn tại công văn số 6684/BTC-NSNN ngày 27/5/2013 của Bộ Tài chính) và báo cáo kết quả rà soát theo hướng dẫn tại công văn này (nếu có) của các cơ quan, đơn vị.
4. Các khoản cắt giảm, thu hồi thuộc ngân sách cấp nào thì bổ sung dự phòng ngân sách cấp đó, việc sử dụng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Cơ quan tài chính các cấp thực hiện thu hồi vào dự phòng ngân sách cùng cấp trong hệ thống TABMIS để làm cơ sở cho KBNN kiểm soát chi theo quyết định.
Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện./.