Công văn 891/UBDT-KHTC năm 2016 về thẩm định nguồn vốn và kế hoạch vốn thực hiện dự án do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 891/UBDT-KHTC
Ngày ban hành 16/09/2016
Ngày có hiệu lực 16/09/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Phan Văn Hùng
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 891/UBDT-KHTC
V/v thm định nguồn vốn và kế hoạch vốn thực hiện dự án

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2016

 

Kính gửi:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Tài chính.

- Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Căn cứ Luật Công Nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

- Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;

- Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg và Quyết định số 2356/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược và ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến 2020;

- Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc; Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của y ban Dân tộc;

- Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-UBDT ngày 6/7/2010 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt về việc Đề án phát triển, ứng dụng CNTT và truyền thông hệ thống thống kê Ủy ban Dân tộc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-UBDT ngày 17/09/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc về hội nhập Quốc tế giai đoạn 2014-2020;

- Căn cứ Báo cáo số 5603/BC-BKHĐT ngày 18/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc.

- Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Tổ thẩm định - Ủy ban Dân tộc;

Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính thẩm đnh nguồn vốn và kế hoạch vốn dự án “Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế”, có những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế

2. Chủ đầu tư: Trung tâm Thông tin;

Đơn vị chủ quản Chủ đầu tư: Ủy ban Dân tộc.

3. Cơ quan quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm, công trình sau khi đầu tư: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc;

4. Địa điểm đầu tư:

Ủy ban Dân tộc - 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội;

5. Sự cần thiết phải đầu tư:

- Hiện nay, Ủy ban Dân tộc chưa có Cổng thông tin đối ngoại nào phục vụ cho việc kết nối giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế. Rất cần thiết xây dựng một cổng thông tin có tích hợp các hệ thống phần mềm, ứng dụng; phát triển trên nền web nhằm sử dụng các giao dịch trực tuyến.

- Đào tạo đội ngũ vận hành và sử dụng công nghệ, ứng dụng một cách thuần thục để dự án thực sự hiệu quả về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Ủy ban.

- Hệ thống máy chủ của Ủy ban Dân tộc bao gồm 14 máy chủ, phần lớn là các máy được đầu tư từ giai đoạn 2002-2006, trong đó có 11 máy đặt tại Trung tâm Thông tin (80 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội), 01 máy đặt tại trụ sở 2 (141 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) và 02 máy chủ đặt tại các Vụ Địa phương trực thuộc Ủy ban.

- Máy tính cá nhân cấu hình thấp, nhiều máy sử dụng trên 5 năm.

- Đường truyền hiện tại chỉ đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng internet của cán bộ công chức, viên chức chưa đáp ứng được cho cổng thông tin đối ngoại và bộ từ điển trực tuyến.

- Hiện tại các phần mềm như virut, phần mềm window, SQL server đều chưa đăng ký bản quyền.

- Đánh giá vị trí, vai trò của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ngành.

- Cổng thông tin đóng vai trò trung tâm kết nối các dân tộc gần nhau hơn.

[...]