BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 8758/BKH-GS&TĐĐT
V/v Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống
HIV/AIDS đến năm 2010
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2009
|
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Bộ Y tế có Tờ trình Thủ tướng Chính
phủ số 529/TTr-BYT ngày 18/6/2009 về việc xin phê duyệt Chương trình Mục tiêu
Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 trên cơ sở tách Dự án Phòng, chống
HIV/AIDS từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh
dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ; Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4917/BKH-GS&TĐĐT ngày 6/7/2008 và văn bản
số 5476/BKH-GS&TĐĐT ngày 23/7/2008 gửi các cơ quan liên quan xin ý kiến về
Chương trình. Ngày 21/8/2009 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức cuộc họp tư vấn
thẩm định về Chương trình và Thông báo số 75/TB-BKH ngày 09/9/2009 về ý kiến cuộc
họp tư vấn thẩm định Chương trình Mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS gửi
các cơ quan liên quan.
Ngày 08/10/2009 Bộ Y tế đã có Công
văn số 6890/BYT-AIDS về việc tiếp thu và giải trình các ý kiến thẩm định. Sau
khi xem xét hồ sơ Chương trình đã được hoàn chỉnh, bổ sung của Bộ Y tế, ý kiến
của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Thủ tướng Chính
phủ các nội dung như sau:
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
DO BỘ Y TẾ TRÌNH
1. Về hồ sơ Chương trình: Tài
liệu gửi kèm văn bản số 6890/BYT-AIDS ngày 08/10/2009 của Bộ Y tế, gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số
529/TTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế.
- Tài liệu trình phê duyệt Chương
trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 (đã chỉnh sửa theo
các góp ý của các Bộ, ngành).
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
Chương trình của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mục tiêu của Chương trình
2.1. Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng
đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010. Giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- 60% người dân trong độ tuổi 15 đến
49 hiểu biết đúng về HIV và dự phòng lây nhiễm HIV;
- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 20% và nhóm người bán dâm dưới 3%;
- 70% bệnh nhân HIV/AIDS phát hiện
được đủ tiêu chuẩn Điều trị được tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV (ARV);
- 80% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn
Điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
- 100% các tỉnh thực hiện giám sát
trọng Điểm, giám sát phát hiện HIV và giám sát STI đạt cỡ mẫu giám sát và nâng
cao chất lượng giám sát HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế;
- 90% số phụ nữ mang thai được tư vấn
về HIV/AIDS và 60% số phụ nữ mang thai được tư vấn tự nguyện xét nghiệm HIV.
3. Thời gian, phạm vi thực hiện
Chương trình
3.1. Thời gian thực hiện: Đến hết
năm 2010
3.2. Phạm vi thực hiện: Trong phạm
vi cả nước.
4. Các Dự án chính thuộc Chương
trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010
4.1. Dự án Thông tin Giáo dục và
Truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV:
- Tên Dự án: Thông tin Giáo dục và
Truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành
liên quan và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Phạm vi thực hiện: Toàn quốc.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2010
và trong năm 2010.
- Mục tiêu chung: 60% người
dân trong độ tuổi 15 đến 49 hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối
những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV (Chỉ số quốc gia về theo dõi,
đánh giá số 20).
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Mở rộng diện bao phủ
thông tin, cung cấp tài liệu và tăng cường công tác TT-GD-TT phòng, chống
HIV/AIDS tới tất cả các cấp, các ngành và người dân;
+ Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức,
hiểu biết và thay đổi hành vi của các nhà lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức
và người dân, đặc biệt là những người có hành vi nguy cơ cao về HIV/AIDS và các
biện pháp phòng, chống HIV/AIDS;
+ Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của
hệ thống về quản lý, tổ chức, thực hiện công tác thông tin giáo dục và truyền
thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.
- Kinh phí thực hiện: 139,36 tỷ đồng.
4.2. Dự án can thiệp giảm tác hại
phòng lây nhiễm HIV:
- Tên Dự án: Can thiệp giảm tác hại
phòng lây nhiễm HIV.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành
liên quan và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Phạm vi thực hiện: Toàn quốc.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2010
và trong năm 2010.
- Mục tiêu chung: Khống chế
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 20% và nhóm người bán
dâm dưới 3%; Tỷ lệ người trong quần thể nguy cơ cao xác định được đúng cách
phòng ngừa lây nhiễm HIV đạt 55% (Chỉ số quốc gia về theo dõi, đánh giá số 21).
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Tỷ lệ sử dụng bao cao
su trong nhóm người bán dâm đạt 90%;
+ Mục tiêu 2: Tỷ lệ sử dụng bơm kim
tiêm sạch trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) đạt 90%, tỷ lệ bơm kim tiêm
(BKT) đã sử dụng được thu gom đạt 90% số bơm kim tiêm được phân phát. Giảm tỷ lệ
dùng chung BKT xuống dưới 10% và ở nhóm NCMT nhiễm HIV xuống dưới 5%.
+ Mục tiêu 3: Triển khai Điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại ít nhất 03 tỉnh.
- Kinh phí thực hiện: 331,26 tỷ đồng.
4.3. Dự án Điều trị ARV cho bệnh
nhân HIV/AIDS:
- Tên Dự án: Điều trị ARV cho bệnh
nhân HIV/AIDS.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành
liên quan và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Phạm vi thực hiện: Toàn quốc.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2010
và trong năm 2010.
- Mục tiêu chung: 70% bệnh
nhân HIV/AIDS phát hiện được đủ tiêu chuẩn Điều trị được tiếp cận với thuốc
kháng vi rút HIV (cuối năm 2010 có Khoảng 45.500/65.000 bệnh nhân HIV/AIDS tiếp
cận Điều trị ARV); 80% trẻ em nhiễm HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn Điều trị được tiếp cận
với thuốc kháng vi rút HIV (cuối năm 2010 có Khoảng 4.000/5.000 trẻ em nhiễm
HIV tiếp cận Điều trị ARV).
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Tăng 30% mỗi năm bệnh
nhân HIV/AIDS phát hiện được đủ tiêu chuẩn Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế
được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
+ Mục tiêu 2: 70% phụ nữ có thai
nhiễm HIV và con của họ (số quản lý được) được Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV
từ mẹ sang con;
+ Mục tiêu 3: Xây dựng mạng lưới và
nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, Điều trị HIV/AIDS
các tuyến.
- Kinh phí thực hiện: 350,85 tỷ đồng.
4.4. Dự án Giám sát HIV/AIDS/STI và
theo dõi, giám sát, đánh giá Chương trình phòng chống HIV/AIDS:
- Tên Dự án: Giám sát HIV/AIDS/STI
và theo dõi, giám sát, đánh giá Chương trình phòng chống HIV/AIDS
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành
liên quan và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Phạm vi thực hiện: toàn quốc.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2010
và trong năm 2010.
- Mục tiêu chung: Cung cấp
chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cho việc lập kế hoạch và xây dựng
chính sách phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả; theo dõi, giám sát toàn diện
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp,
dự phòng, chăm sóc, Điều trị của chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: 100% các tỉnh thực hiện
giám sát trọng Điểm, giám sát phát hiện HIV và giám sát STI đạt cỡ mẫu giám sát
và nâng cao chất lượng giám sát HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Mục tiêu 2: 90% số phụ nữ mang
thai được tư vấn về HIV/AIDS và 60% số phụ nữ mang thai được tư vấn tự nguyện
xét nghiệm HIV.
- Kinh phí thực hiện: 206,21 tỷ đồng.
5. Nguồn vốn 4 dự án trọng tâm
thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010
Tổng nhu cầu: 1.639 tỷ đồng,
trong đó
5.1. Ngân sách sự nghiệp: 1.027 tỷ
đồng:
- Ngân sách nhà nước cấp: 755,5 tỷ
đồng.
- Ngân sách địa phương: 19,5 tỷ đồng.
- Ngân sách viện trợ và vay nước
ngoài: 252 tỷ đồng.
5.2. Ngân sách đầu tư phát triển:
612 tỷ đồng
6. Cơ chế thực hiện Chương trình
Cơ chế quản lý và Điều hành Chương
trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 thực hiện theo các
quy định về quản lý và Điều hành các Chương trình Mục tiêu quốc gia và các quy
định hiện hành khác liên quan.
II. Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
Sau khi nhận được hồ sơ Chương
trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã có văn bản số 4917/BKH-GS&TĐĐT ngày 6/7/2008 và văn bản số
5476/BKH-GS&TĐĐT ngày 23/7/2008 gửi cơ quan liên quan xin ý kiến về Chương
trình gồm có: Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp; các Vụ chức
năng thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin tóm tắt
văn bản đã nhận được của các cơ quan (chi tiết xin xem bản sao gửi kèm):
1. Bộ Tư pháp (công văn số
2321/BTP-PLHSHC ngày 20/7/2009)
- Về sự cần thiết ban hành văn bản:
Bộ Tư pháp tán thành về sự cần thiết xây dựng chương trình này theo ý kiến chỉ
đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 733/VPCP-HTQT ngày 9/2/2009 của
Văn phòng Chính phủ.
- Về nội dung Tờ trình và Dự thảo
Quyết định:
+ Về cơ bản, nhất trí với nội dung
Tờ trình và Dự thảo Quyết định.
+ Về tên Dự thảo Quyết định: Đề nghị
Bộ Y tế chỉnh sửa tên Quyết định thành “Quyết định phê duyệt Chương trình Mục
tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010” để tên Dự thảo Quyết định phù hợp
với nội dung vì theo dự kiến đề xuất thì chương trình này thực hiện từ năm 2010
và trong năm 2010.
+ Điều 1 Dự thảo: Tại Công văn số
1383/BTP-PLHSHC, Bộ Tư pháp có đề nghị Bộ Y tế giải trình rõ căn cứ xác định Mục
tiêu của Chương trình “60% người dân trong độ tuổi 15 đến 49 hiểu biết đúng về
HIV và dự phòng lây nhiễm HIV”. Về Mục tiêu này, Bộ Y tế có ý kiến cho rằng việc
xác định nhóm đối tượng này đã dựa vào Bộ chỉ số quốc gia về theo dõi, đánh giá
số 20 và Báo cáo UNGASS lần 2, kết quả giám sát HIV hàng năm, trong đó chọn độ
tuổi từ 15 đến 49 là độ tuổi có quan hệ tình dục nhiều nhất. Theo Bộ Tư pháp, với
tính chất là một chương trình Mục tiêu quốc gia độc lập thì việc xác định giới
hạn Mục tiêu của Chương trình nên được cân nhắc thêm vì Dự án phòng, chống
HIV/AIDS nói chung và Dự án Thông tin, giáo dục, truyền thông nói riêng nên xác
định đối tượng rộng hơn, trong đó tập trung cao vào người dân trong độ tuổi 15
đến 49.
+ Điều 2 Dự thảo: Đề nghị quy định
cụ thể thời Điểm có hiệu lực của Quyết định, ví dụ như “Quyết định này có hiệu
lực từ ngày … tháng … năm …” (nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban
hành để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (công
văn số 2337/BTTTT-CBC ngày 29/7/2009)
- Nhất trí với việc Bộ Y tế phối hợp
với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Ban soạn thảo đã xây dựng nội
dung của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 rất
công phu và có đánh giá cụ thể về từng Mục tiêu đã đạt được. Theo chúng tôi để
chương trình này đạt hiệu quả, cần nghiên cứu kéo dài chương trình này hơn nữa
không chỉ đến năm 2010.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (công
văn số 5958/BGDĐT-CTHSSV ngày 16/7/2009)
- Nhất trí với chủ trương tách
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 thành một
Chương trình Mục tiêu quốc gia riêng.
- Nhất trí với Hồ sơ Chương trình Mục
tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010.
4. Bộ Công an (công văn số
1737/BCA-H11 ngày 31/7/2009)
Về cơ bản, Bộ Công an nhất trí với
Dự thảo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010.
- Đối với Dự thảo Quyết định:
+ Tại Điều 1 nên bổ sung cụm từ
“(có bản kèm theo)” vào sau câu “Phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 ….”.
+ Thời gian thực hiện: nên ghi “Đến
hết 2010”.
- Đối với Dự thảo Chương trình Mục
tiêu Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010:
+ Dự án 2. Can thiệp giảm tác hại
phòng lây nhiễm HIV: tại Mục 3 (trang 35), nên bổ sung thêm nội dung về đào tạo
tập huấn cho cán bộ y tế về Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế.
+ Dự án 3. Điều trị ARV cho bệnh
nhân HIV/AIDS: tên Dự án không bao quát hết nội dung hoạt động, đề nghị Bộ Y tế
nên đổi tên là “Chăm sóc, Điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS”.
- Về phần ngân sách thực hiện:
Trong tổng nhu cầu ngân sách năm
2010 và các phụ lục ngân sách riêng cho từng dự án thuộc Chương trình do Bộ Y tế
đề xuất, Dự thảo Chương trình chỉ nêu chi cho các hoạt động ở 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, không thấy có phần kinh phí chi hỗ trợ cho các Bộ, ngành
thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Do vậy, đề nghị Bộ Y tế bổ sung danh Mục
phân bổ ngân sách chi hỗ trợ cho các Bộ, ngành thực hiện công tác phòng, chống
HIV/AIDS.
5. Bộ Tài chính (công văn số
11503/BTC-HCSN ngày 17/8/2009)
Thực hiện quy trình bổ sung danh Mục
và thẩm định CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010, Bộ Tài chính có ý kiến
như sau:
Nhất trí với đề nghị của Bộ Y tế
trình Thủ tướng Chính phủ tách Dự án phòng chống HIV/AIDS từ Chương trình Mục
tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS
thành Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010.
Về nội dung dự thảo Quyết định phê
duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010:
- Về thời gian thực hiện Chương
trình: Đề nghị sửa lại như sau: “thời gian thực hiện Chương trình: Năm 2010”.
- Về các dự án thuộc Chương trình:
Đề nghị làm rõ phạm vi một số hoạt động của Chương trình Mục tiêu Quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 với Chương trình Mục tiêu quốc gia Dân số và
Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 – 2010 và Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản
thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010 để tránh chi trùng lắp (Nội dung cấp
bao cao su phân phát miễn phí, tiếp thị xã hội; Nội dung Điều trị dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV). Ngoài ra, đề nghị bỏ hình thức
“bán trợ giá” bao cao su vì đây cũng một hình thức tiếp thị xã hội; đồng thời
quy định cụ thể đối tượng thực hiện tiếp thị xã hội hoặc phân phát miễn phí bao
cao su, cung cấp bơm kim tiêm (miễn phí) vì khả năng ngân sách của Chương trình
không thể cung cấp miễn phí cho mọi đối tượng. Nội dung hoạt động này cần được
tuyên truyền để đẩy mạnh xã hội hóa. Đối với hoạt động Điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện chích ma túy, đề nghị trong
năm 2010 chỉ thực hiện “thí Điểm”.
Về nguồn vốn thực hiện Chương
trình. Do Chương trình nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ thực hiện
trong năm 2010; vì vậy, việc tính toán, bố trí nguồn vốn thực hiện chương trình
cần căn cứ vào khả năng, tiến độ triển khai các hoạt động và khả năng của ngân
sách nhà nước. Theo đó, đề nghị Bộ Y tế rà soát, tính toán lại nhu cầu nguồn vốn
thực hiện Chương trình trong năm 2010 cho phù hợp; cụ thể:
- Về mức vốn đầu tư phát triển từ
ngân sách nhà nước: Ngày 28/7/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1107/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS
tuyến tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 – 2015, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ
trợ địa phương thực hiện đề án được bố trí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia
phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS là 1.064 tỷ đồng/5
năm, bình quân 212 tỷ đồng/năm. Nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục
tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 thì vốn ngân sách trung ương
thực hiện Đề án trên sẽ bố trí thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS. Theo đó, mức vốn Bộ Y tế đề nghị là 612 tỷ đồng trong năm 2010
sẽ không phù hợp với khả năng ngân sách năm 2010 và Quyết định số 1107/QĐ-TTg
ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Bộ Y tế rà soát lại mức vốn đầu
tư của Chương trình.
- Về mức kinh phí sự nghiệp từ ngân
sách Trung ương: Bộ Y tế đề nghị mức kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương
cho Chương trình năm 2010 là 715,5 tỷ đồng, bằng 534% dự toán năm 2009 là vượt
quá khả năng cân đối của ngân sách trung ương năm 2010. Đề nghị Bộ Y tế rà soát
lại các hoạt động của Chương trình để kiến nghị mức ngân sách cho phù hợp.
- Về nguồn vốn viện trợ và vay nợ
nước ngoài: Đề nghị Bộ Y tế rà soát lại khả năng, tiến độ rút vốn vay và viện
trợ của từng dự án đầu tư thuộc Chương trình trong năm 2010; trong đó, cần phân
định rõ nguồn vốn vay – nguồn vốn viện trợ để xác định mức vốn cho phù hợp.
6. Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội (công văn số 2831/LĐTBXH-KHTC ngày 07/8/2009)
Ý kiến tham gia chung: Chương trình
Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS là chương trình mang tính tổng thể, có
liên quan đến nhiều Bộ, ngành và các địa phương nên cần có sự phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ trong xây dựng và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, thời gian từ nay đến
hết năm 2010 không còn nhiều, rất khó khả thi trong việc hoàn thiện, trình phê
duyệt và triển khai thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình trên phạm
vi cả nước trong vòng 1 năm. Do đó, đề nghị không xây dựng thành Chương trình Mục
tiêu Quốc gia cho năm 2010 mà cần nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cơ chế,
chính sách, tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các nội dung của Dự án phòng
chống HIV/AIDS trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã
hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dự
án giai đoạn 2005 – 2010, làm cơ sở để xây dựng Chương trình MTQG cho giai đoạn
sau.
Về các nội dung của Chương trình.
Chương trình MTQG phòng, chống HIV/AIDS là một bộ phận cấu thành trong kế hoạch
kinh tế - xã hội của đất nước, do đó cần luận chứng một cách khoa học, lô gíc từ
đánh giá thực trạng, các Mục tiêu, chỉ tiêu đến các giải pháp, các chính sách,
dự án, hoạt động, cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm trong tổ chức thực
hiện; do đó cần làm rõ một số nội dung sau:
- Về đánh giá thực hiện dự án phòng
chống HIV/AIDS. Đề nghị làm rõ hơn thực trạng HIV/AIDS ở Việt Nam; tình hình thực
hiện các Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án phòng chống HIV/AIDS giai đoạn
2005 – 2010; kết quả đạt được trong việc ngăn ngừa, Điều trị, chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.
- Về các dự án của Chương trình. Đối
với các dự án nêu trong dự thảo đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp, tổ chức thực
hiện và kết quả dự kiến. Bổ sung dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em và bảo
vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”, nhằm thực hiện Kế hoạch hành động
Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg
ngày 04/6/2009. Ngoài ra, đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
nghiên cứu, xây dựng và bổ sung vào Chương trình một số dự án, hoạt động khác
nhằm đáp ứng nhu cầu về phòng ngừa lây nhiễm, can thiệp, Điều trị, hỗ trợ chăm
sóc, trợ giúp, tái hòa nhập cộng đồng cho mọi đối tượng bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS.
- Bổ sung một hạng Mục riêng về các
chính sách bao gồm: Một số chính sách do các Bộ, ngành xây dựng và đang triển
khai thực hiện và một số chính sách dự kiến ban hành (ví dụ: chế độ, chính sách
đối với những người làm công tác khám chữa bệnh, trực tiếp Điều trị, chăm sóc
người mắc HIV/AIDS; chính sách hỗ trợ người mắc HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn;
chính sách hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, chính sách đối với trẻ em bị lây nhiễm
HIV/AIDS, …). Đồng thời, tính toán đầy đủ kinh phí để triển khai các chính
sách, hoạt động này trong tổng kinh phí của Chương trình.
- Bổ sung giải pháp thực hiện
Chương trình (huy động kinh phí, nguồn nhân lực …), quản lý Điều hành Chương
trình, tổ chức thực hiện Chương trình (trong đó phân công trách nhiệm cụ thể
cho các Bộ, ngành, địa phương …).
III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Về cơ sở pháp lý và sự cần
thiết phải xây dựng Chương trình
Việc tách Dự án Phòng chống
HIV/AIDS từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh
dịch nguy hiểm và HIV/AIDS thành một Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS riêng biệt là cần thiết và phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Chính phủ Trương Vĩnh Trọng tại văn bản số 773/VPCP-HTQT ngày 09/02/2009 về xây
dựng chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008 – 2010. Tách Dự án Phòng chống
HIV/AIDS thành Chương trình Mục tiêu Quốc gia riêng sẽ tập trung được sự phối hợp
liên ngành và nâng cao tính đồng thuận giữa các cơ quan, ban ngành đối với công
tác phòng chống HIV/AIDS; tạo Điều kiện cho Việt Nam thực hiện được các thỏa
thuận, sáng kiến và cam kết quốc tế về phòng chống HIV/AIDS; thực hiện tốt hơn
nữa các Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2005 –
2010 và tầm nhìn đến năm 2020; đáp ứng nhanh với diễn biến, yêu cầu khẩn trương
của phòng chống bệnh dịch, hệ thống phòng chống HIV/AIDS từ trung ương đến địa
phương.
Tuy nhiên, Chương trình Mục tiêu Quốc
gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 chưa thuộc Danh Mục các Chương trình Mục
tiêu Quốc gia được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy
định tại Điều 5, Điều 7 Quyết định 42/2002/QĐ-TTg ngày
19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý và Điều hành các chương trình Mục
tiêu quốc gia.
2. Về nội dung Dự thảo Chương
trình
2.1. Về Hồ sơ Chương trình
Nhìn chung kết cấu nội dung Chương
trình Mục tiêu Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 đã cơ bản đáp ứng
yêu cầu của một Chương trình Mục tiêu quốc gia theo quy định tại Quyết định số
42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và Điều hành
chương trình Mục tiêu quốc gia và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BKH-TC
ngày 06/01/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 đã được xây dựng khá công phu, đã được chỉnh
sửa nhiều lần trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan; dự thảo
Chương trình đã đánh giá tổng quan kết quả thực hiện Dự án phòng chống HIV/AIDS
giai đoạn 2006 – 2008; nêu được sự cần thiết phải xây dựng Chương trình Mục
tiêu Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS độc lập đến năm 2010.
2.2. Về Mục tiêu Chương trình
Về cơ bản ý kiến của các cơ quan đều
thống nhất với Mục tiêu chung của Chương trình là ‘khống chế tỷ lệ nhiễm HIV
trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010; giảm tác hại của HIV/AIDS đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội’. Các Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm
2010 gồm:
- 60% người dân trong độ tuổi 15 đến
49 hiểu biết đúng về HIV và dự phòng lây nhiễm HIV;
- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 20% và nhóm người bán dâm dưới 3%;
- 70% bệnh nhân HIV/AIDS phát hiện
được đủ tiêu chuẩn Điều trị được tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV (ARV);
- 80% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn
Điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
- 100% các tỉnh thực hiện giám sát
trọng Điểm, giám sát phát hiện HIV và giám sát STI đạt cỡ mẫu giám sát và nâng
cao chất lượng giám sát HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế;
- 90% số phụ nữ mang thai được tư vấn
về HIV/AIDS và 60% số phụ nữ mang thai được tư vấn tự nguyện xét nghiệm HIV.
Đối với Mục tiêu cụ thể 1 “60% người
dân trong độ tuổi 15 đến 49 hiểu biết đúng về HIV và dự phòng lây nhiễm HIV”: Đề
nghị Bộ Y tế xem xét kỹ việc giới hạn độ tuổi từ 15 đến 49 vì với tính chất là
một chương trình Mục tiêu quốc gia độc lập thì việc xác định đối tượng áp dụng
nên rộng hơn, trong đó tập trung cao vào người dân trong độ tuổi 15 đến 49.
Các Mục tiêu cụ thể trên đã thể hiện
quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng chống HIV/AIDS trên phạm vi
toàn quốc. Tuy nhiên, để thực hiện được đầy đủ và thành công các Mục tiêu trên
cho năm 2010 là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của Bộ
Y tế và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan.
2.3. Về nhu cầu vốn và khả năng cân
đối vốn
- Theo đề xuất của Bộ Y tế, tổng
kinh phí để thực hiện Chương trình là 1.639 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước
là 755 tỷ đồng. Dự kiến với mức tăng 20%/năm trong tổng mức đầu tư ngân sách
hàng năm cho ngành y tế dành cho Chương trình này thì năm 2010 sẽ là 160 tỷ đồng,
như vậy so với kinh phí Bộ Y tế đề nghị thì nguồn vốn sẽ thiếu Khoảng 595 tỷ đồng.
- Về mức vốn đầu tư phát triển từ
ngân sách nhà nước: Ngày 28/7/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1107/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS
tuyến tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 – 2015, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ
trợ địa phương thực hiện đề án được bố trí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia
phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS là 1.064 tỷ đồng/5
năm, bình quân 212 tỷ đồng/năm. Nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục
tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 thì vốn ngân sách trung ương
thực hiện Đề án trên sẽ bố trí thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS. Theo đó, mức vốn Bộ Y tế đề nghị là 612 tỷ đồng trong năm 2010
sẽ không phù hợp với khả năng ngân sách năm 2010 và Quyết định số 1107/QĐ-TTg
ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về nguồn vốn viện trợ và vay nợ
nước ngoài: Bộ Y tế cần rà soát lại khả năng, tiến độ rút vốn vay và viện trợ của
từng dự án đầu tư thuộc Chương trình trong năm 2010; trong đó, cần phân định rõ
nguồn vốn vay – nguồn vốn viện trợ để xác định mức vốn cho phù hợp.
3. Kết luận và kiến nghị
Do thời gian từ nay đến năm 2010 là
tương đối ngắn, việc lập danh Mục, trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội
thông qua danh Mục Chương trình Mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến
năm 2010 có thể không đảm bảo tính khả thi. Mặt khác, việc xây dựng Chương
trình Mục tiêu Quốc gia có thời hạn thực hiện 01 năm là không phù hợp với quy định
hiện hành. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
- Trên cơ sở nội dung Chương trình Mục
tiêu quốc gia đã được trình thẩm định, ý kiến các Bộ, ngành liên quan và những
nhận xét đánh giá nêu trên, giao Bộ Y tế lựa chọn, xác định những nội dung phù
hợp, cần thiết có tính khả thi và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để xây dựng, hoàn
chỉnh thành một đề án phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 (chuyển sang dạng đề
án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
để triển khai thực hiện trong năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt của công
tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Giao Bộ Y tế chủ trì đề xuất; Bộ
Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan
liên quan đưa Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2011 – 2015 vào danh Mục các chương trình Mục tiêu quốc gia, trình Chính phủ xem
xét để trình Quốc hội thông qua danh Mục, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng
và trình duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia này.
Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Như trên (kèm tài liệu theo danh Mục);
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Thông tin Truyền thông, LĐ-TB&XH, GD&ĐT,
Tư Pháp, Công An;
- Các Vụ: LĐVX, Tổng hợp;
- Lưu: VT, Vụ GS&TĐĐT.
|
BỘ
TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
|