Công văn về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thực hiện chỉ thị số 245/TTg
Số hiệu | 862-CV/ĐC |
Ngày ban hành | 16/07/1996 |
Ngày có hiệu lực | 16/07/1996 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Địa chính |
Người ký | Chu Văn Thỉnh |
Lĩnh vực | Đầu tư |
TỔNG
CỤC ĐỊA CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 862-CV/ĐC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1996 |
Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Chỉ thị số 245/TTg ngày 22-4-1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã yêu cầu: "Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở cho việc giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước theo quy định của Luật đất đai". Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị như sau:
I. ĐỐI VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1. Rà soát quy hoạch sử dụng đất đai.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần tiến hành rà soát lại việc bố trí sử dụng đất đã được giao cho ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách về các mặt: hiện trạng quản lý, sử dụng, nhu cầu sử dụng trước mắt và lâu dài, dự kiến thay đổi mục đích sử dụng đất, khả năng bố trí thêm tổ chức mới... thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch phát triển của các ngành đã được hình thành tại địa phương mình, căn cứ vào thông báo việc rà soát quy hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, ngành, căn cứ vào kết quả kê khai đăng ký sử dụng đất để xác định việc giao đất, cho thuê đất, thời gian cho thuê hoặc thu hồi đất còn dư, sử dụng sai mục đích, vi phạm quy hoạch... để cho tổ chức khác thuê hoặc để phát triển các công trình công cộng.
Trong quá trình rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, phải lập quy hoạch đất để bố trí và có kế hoạch di chuyển cho phù hợp đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
2. Quy hoạch sử dụng đất đai.
a. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai của ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần triệt để tiết kiệm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng nhất là diện tích đất trồng lúa nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái, cần xác định rõ địa điểm, diện tích và tiến độ thực hiện từ nay đến năm 2010 hoặc xa hơn trên phạm vi cả nước, vùng kinh tế và từng tỉnh. Tất cả quy hoạch sử dụng đất của các Bộ, các ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải được tổ chức thẩm định.
Đối với các Bộ, ngành có đặc thù riêng, không tiến hành lập được quy hoạch sử dụng đất cần xây dựng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010 trên địa bàn cả nước và trên từng tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất đối với các Bộ đặc thù phải được trích gửi đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.
b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của các Bộ, ngành; căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành, quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh để các ngành trong tỉnh căn cứ vào đó xây dựng quy hoạch phát triển ngành, đồng thời chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 18 Luật đất đai năm 1993. Các dự án quy hoạch của các cấp trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được tổ chức thẩm định tại cơ quan Địa chính.
II. KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ RỪNG ĐỂ SỬ DỤNG
VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
(Dưới đây gọi chung là kế hoạch sử dụng đất đai)
Thực hiện Luật đất đai, Chỉ thị 247 ngày 28-4-1995 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 1996. Tổng cục Địa chính đã chủ trì cùng với các cơ quan trung ương tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất đai của 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đến nay 33 tỉnh, thành phố đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để chuẩn bị cho việc lập, thẩm định kế hoạch sử dụng đất đai năm 1997 và những năm tiếp theo đạt kết quả, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Pháp luật đất đai Tổng cục Địa chính xin lưu ý các vấn đề sau:
1. Trách nhiệm lập, báo cáo kế hoạch sử dụng đất đai.
Kế hoạch sử dụng đất đai được xây dựng theo kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của các đơn vị hành chính các cấp, được tổng hợp và điều chỉnh từ cơ sở lên.
Chủ tịch UBND là người chịu trách nhiệm trước UBND và HĐND cấp mình trong việc xây dựng và báo cáo kế hoạch sử dụng đất đai lên UBND cấp trên.
Cơ quan địa chính các cấp có trách nhiệm giúp UBND cấp mình trong việc lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.
2. Các căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất đai là:
Quy hoạch sử dụng đất đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội,
Quy hoạch phát triển các ngành,
Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai năm trước.
3. Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
Hàng năm, UBND các cấp thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến đăng ký nhu cầu sử dụng đất năm sau tại cơ quan địa chính các cấp. Các tổ chức thuộc các Bộ, ngành trung ương; các tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý; các tổ chức cá nhân nước ngoài và liên doanh với nước ngoài đăng ký nhu cầu tại Sở địa chính.