Công văn 82868/CT-HTr năm 2015 về chế độ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 82868/CT-HTr
Ngày ban hành 25/12/2015
Ngày có hiệu lực 25/12/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký Mai Sơn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82868/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

Kính gửi: Công ty TNHH Phát triển Nội Bài
a chỉ: Khu Công nghiệp Ni Bài, xã Quang Tiến, huyn Sóc Sơn, Nội; MST: 0100113991)

Trả lời công văn số 173/NBD/2015 ngày 06/05/2015 và công văn số 393/NBD/2015 ngày 01/12/2015 của Công ty TNHH Phát triển Nội Bài hỏi về chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Mục II, Phần E Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về hiệu lực thi hành như sau:

“II. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Riêng khoản lãi tiền vay chỉ áp dụng đi với các Hợp đồng vay ký từ ngày 1/1/1999.”

- Căn cứ Thông tư s 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ khi đăng Công báo) quy định về nghĩa vụ thuế đối với khoản lãi tiền vay của hợp đồng vay vốn nước ngoài ký trước ngày 01/01/1999 như sau:

+ Tại tiết d, điểm 2.1, Mục II, Phần B hướng dẫn về thuế TNDN:

“d) Lãi tiền vay: như quy định tại điểm 8, Mục IV, Phần A của Thông tư này.

Riêng lãi tiền vay của hợp đồng vay vốn nước ngoài ký trước ngày 01/01/1999 không thuộc đối tượng chịu thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp các hợp đồng này có sự điều chỉnh, gia hạn:

+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thỏa thuận tại Hợp đồng vay vốn và thời gian gia hạn nợ vay ngắn hạn ti đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không quá 12 tháng, thời gian gia hạn nợ vay trung hạn, dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.

+ Đối với trường hợp ký hợp đồng vay vốn mới nhưng tại hợp đồng vay quy định việc cho vay để thay thế khoản vay cũ, không thay đổi bên cho vay, các điu kiện về lãi suất, điu kiện thanh toán thuận li hơn so với hợp đng vay vn cũ thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.

+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không m thay đi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thỏa thuận tại Hợp đồng vay vốn nhưng thời gian gia hạn nợ vượt quá thời hạn gia hạn tối đa nêu trên thì khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết thời hạn gia hạn ti đa nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.

+ Đối với các trường hợp điều chỉnh hợp đồng vay vốn kèm theo sự thay đổi các nội dung chính của hợp đồng như: lãi suất, phương thức cho vay, điều kiện thanh toán thì các khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết hiệu lực của Hợp đồng vay vốn gốc thuộc diện chịu thuế TNDN.

+ Tại Mục V Phần E quy định về hiệu lực thi hành:

... Đi với Hợp đồng nhà thầu, Hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc xác định phương pháp nộp thuế, xác định số thuế phải nộp, quyết toán thuế được tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 và Thông tư s 95/1999/TT-BTC ngày 06/8/1999 cho đến khi kết thúc hợp đồng...”.

- Căn cứ tiết b11, điểm 3.1, Mục III, Phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (áp dụng từ 01/01/2009) quy định về nghĩa vụ thuế đối với khoản lãi tiền vay.

- Căn cứ khoản 2, Điều 18 Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký) quy định về hiệu lực thi hành như sau:

“2. Trường hợp các Hợp đồng, Hợp đồng thầu phụ được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại các văn bn quy phạm pháp luật tương ứng tại thời điểm ký kết hợp đồng, trừ các trường hợp sau:

- Đối với các Hợp đồng nhà thầu, hợp đồng thầu phụ cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế TNDN hoặc những hợp đồng vay thuộc đối tượng không chịu thuế TNDN đối với lãi tiền vay theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính, nay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012.”

- Căn ckhoản 2, Điều 17 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014, thay thế Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính).

“2. Trường hợp các Hợp đồng, Hợp đồng thầu phụ được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN tiếp tục thực hiện như hướng dn tại các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng tại thời điểm ký kết hợp đồng”.

- Căn cứ công văn số 279/TCT-CS ngày 22/01/2014 của Tổng cục Thuế về việc chính sách thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, nhà thầu nước ngoài có phát sinh khoản thu từ lãi tiền vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Căn cứ công văn số 5211/TCT-CS ngày 08/12/2015 của Tổng cục Thuế về việc chính sách thuế của Nhà thầu nước ngoài đối với lãi tiền vay.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Phát triển Nội Bài có ký hợp đồng vay với bên cho vay nước ngoài Công ty Cổ phần Kinta Kellas (Malaysia) thì nghĩa vụ thuế TNDN đối với các hợp đồng vay thực hiện như sau:

+ Trường hợp hợp đồng vay ký ngày 01/06/1998 giữa Công ty TNHH Phát triển Nội Bài với Công ty Cổ phần Kinta Kellas (Malaysia) có thời hạn vay là 5 năm (bắt đầu từ ngày ký hợp đồng vay đến ngày 30/06/2003 ngày cuối cùng phải trả nợ gốc và lãi vay theo quy định tại hợp đồng) thì khoản lãi vay phát sinh tại hợp đồng này không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.

+ Căn cứ theo các quy định nêu trên và quy định tại hợp đồng vay ký ngày 01/10/2003 giữa Công ty TNHH Phát triển Nội Bài và Công ty Cổ phần Kinta Kellas (Malaysia) thì khoản lãi vay phát sinh tại hợp đồng này thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính nêu trên.

+ Trường hợp Công ty TNHH Phát triển Nội Bài ký thỏa thuận thay đổi khoản vay ngày 01/03/2011 và phụ lục sửa đổi thỏa thuận tạm ứng ngày 10/11/2012 với Công ty Cổ phần Kinta Kellas (Malaysia) để gia hạn việc thanh toán số tiền lãi chưa thanh toán hết của các hợp đồng ký ngày 01/06/1998 và hợp đồng ký ngày 01/10/2013 nêu trên thì thời hạn gia hạn nợ tại thỏa thuận thay đi khoản vay ngày 01/03/2011 và phụ lục sửa đổi thỏa thuận tạm ứng ngày 10/11/2012 vượt quá thời hạn gia hạn tối đa ½ thời hạn cho vay đã thỏa thuận tại hợp đồng năm 1998. Theo đó, khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ ngày hết thời gian gia hạn nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC, Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính.

Nội dung vướng mắc đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn cụ thể.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ