BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 8217/BTP-PLDSKT
V/v hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương và các tổ
chức liên quan về việc lập Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 10 năm 2012
|
Kính gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hội Luật gia Việt Nam;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
|
Căn cứ điểm a khoản 1 mục III Quyết
định số 1322/QĐ-TTg ngày 18/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ Tư pháp xây dựng Đề
cương báo cáo (kèm theo Công văn này) hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và
các tổ chức liên quan về việc lập Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm
2005 như sau:
- Mẫu số 1 là mẫu Đề cương báo cáo dành cho các Bộ,
ngành, tổ chức ở trung ương;
- Mẫu số 2 là mẫu Đề cương báo cáo dành cho các cấp
địa phương;
- Mẫu số 3 là mẫu Đề cương dành cho Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam.
Bộ Tư pháp xin thông báo để các Bộ, ngành, địa
phương và tổ chức có liên quan biết và thực hiện đúng Đề cương trong quá trình
xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, Vụ PLDSKT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
|
…………
Số: /BC-….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
MẪU SỐ 1
(Dành cho các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương)
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2012
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN
SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA BỘ, NGÀNH, TỔ
CHỨC
Đánh giá sự tác động tích cực của Bộ luật dân sự và
thi hành Bộ luật dân sự đối với:
- Việc bảo đảm các quyền dân sự của cá nhân, tổ chức;
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung, của Bộ, ngành, tổ chức nói riêng.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN SỰ NĂM 2005
II.1. Đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy
định của Bộ luật dân sự
Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công tại mục 1 phần III - Phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày
18 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng kết
thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, các Bộ, ngành, tổ chức đánh giá các nội dung
được hướng dẫn.
II.2. Đánh giá về mối quan hệ chồng chéo, mâu
thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Bộ luật Dân sự với quy định của các luật,
pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan
Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công tại mục 1 phần III - Phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng
kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, các Bộ, ngành, tổ chức đánh giá các nội
dung được hướng dẫn.
II.3 Xác định những vấn đề phát sinh trong thực
tiễn giao lưu dân sự chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh
Trong trường hợp, Bộ, ngành, tổ chức thấy có những
nội dung phát sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự nhưng chưa được pháp luật
quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị Bộ, ngành, tổ chức tổng
kết, đánh giá về nội dung đó.
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM SỬA ĐỔI, BỎ
SUNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Về kết cấu của Bộ luật dân sự;
- Theo các vấn đề được nêu ở mục II Báo cáo.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- …..;
|
LÃNH ĐẠO BỘ,
NGÀNH, TỔ CHỨC
(Ký tên đóng dấu)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
…
--------
Số: /BC-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
MẪU SỐ 2
(Dành cho các cấp địa phương)
|
……,
ngày tháng năm 2012
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN
SỰ NĂM 2005
Đánh giá sự tác động tích cực của Bộ luật dân sự và
thi hành Bộ luật dân sự đối với:
- Việc bảo đảm các quyền dân sự của cá nhân, tổ chức;
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung, của địa phương nói riêng.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN SỰ NĂM 2005
II.1. Đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy
định của Bộ luật dân sự liên quan đến các vấn đề sau:
1. Áp dụng tập quán trong các quan hệ dân sự;
2. Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân;
3. Giám hộ;
4. Hộ gia đình;
5. Tổ hợp tác;
6. Hình thức của giao dịch, những loại giao dịch
nào thì phải thể hiện bằng văn bản, công chứng, đăng ký...
7. Các loại thời hiệu, cách tính thời hiệu;
8. Quan hệ láng giềng và quyền sử dụng hạn chế bất
động sản liền kề;
9. Quyền sử dụng đất;
10. Các quy định về thế chấp, cầm cố;
11. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
12. Vai trò của yếu tố lỗi trong quan hệ hợp đồng
(vi phạm hợp đồng có đương nhiên được coi là có lỗi không) và vai trò của yếu tố
lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
13. Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt
hợp đồng và hậu quả pháp lý của chúng;
14. Hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền;
15. Bồi thường thiệt hại cho cộng đồng (một chủ thể
gây ra thiệt hại cho nhiều người mà không xác định được thiệt hại cụ thể cho từng
người, ví dụ: gây ô nhiễm môi trường);
16. Vấn đề lỗi trong xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng;
17. Quyền từ chối nhận di sản;
18. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế;
19. Di chúc chung của vợ chồng;
20. Di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng;
21. Các quy định về chuyển quyền sử dụng đất;
Trong những nội dung nêu trên, địa phương có thể
không đánh giá những nội dung không có trong thực tiễn giao lưu dân sự ở địa
phương. Ngoài ra, nếu có những nội dung phát sinh trong thực tiễn giao lưu dân
sự ở địa phương không thuộc những nội dung nêu trên thì đề nghị địa phương tổng
kết, đánh giá về nội dung đó.
II.2. Đánh giá về mối quan hệ chồng chéo, mâu
thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Bộ luật dân sự với quy định của các luật,
pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.
Ví dụ: Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật hôn nhân và
gia đình, Luật kinh doanh bất động sản, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật
kinh doanh bảo hiểm...
II.3. Xác định những vấn đề phát sinh trong thực
tiễn giao lưu dân sự chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh
Trong trường hợp, địa phương thấy có những nội dung
phát sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự ở địa phương nhưng chưa được pháp luật
quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị địa phương tổng kết,
đánh giá về nội dung đó.
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Về kết cấu của Bộ luật dân sự;
- Theo các vấn đề được nêu ở mục II Báo cáo.
Nơi nhận:
- …...;
- …...;
|
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
|
VIỆN KHOA HỌC
XÃ HỘI VIỆT NAM
--------
Số: /BC-……
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
MẪU SỐ 3
(Dành cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2012
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ LÝ LUẬN
TRONG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Đánh giá những kết quả đạt được về lý luận của Bộ
luật dân sự trong vai trò là nền tảng pháp lý cơ bản (luật chung) của hệ thống
luật điều chỉnh các quan hệ dân sự (luật tư); đảm bảo sự ổn định trong quy định
của Bộ luật dân sự về công nhận, thực hiện và bảo vệ các quyền dân sự; góp phần
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP VỀ LÝ LUẬN TRONG QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
II.1. Đánh giá những bất cập về lý luận trong
quy định của Bộ luật dân sự liên quan đến:
a) Cấu trúc của Bộ luật dân sự
b) Những Quy định chung
c) Tài sản và Quyền sở hữu
d) Nghĩa vụ dân sự và Hợp đồng dân sự
e) Thừa kế
f) Chuyển quyền sử dụng đất
g) Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
h) Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
II.2. Đánh giá về lý luận mối quan hệ giữa quy định
của Bộ luật dân sự với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có liên quan
Ví dụ: Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật hôn nhân và
gia đình, Luật kinh doanh bất động sản, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật
kinh doanh bảo hiểm, các điều ước quốc tế về thương mại, quyền con người...
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VÀ ĐỀ XUÁT, KIẾN NGHỊ
- Về kết cấu của Bộ luật dân sự;
- Theo các vấn đề được nêu ở mục II Báo cáo.
Nơi nhận:
- …...;
- …...;
|
CHỦ TỊCH VIỆN
(Ký tên đóng dấu)
|