Kính
gửi:
|
- Các Sở giáo dục và đào tạo
- Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố HCM,
- Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng,
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
|
Thực hiện Quyết định số
494/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ
môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao
đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề",
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung thực hiện trong năm học
2002-2003 như sau:
1- Nội dung, điều kiện và phương
pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
a) Đối tượng học tập các môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:
Các môn: Triết học Mác - Lênin,
Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng;
môn chính trị dùng cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp là những môn
học bắt buộc đối với:
- Người Việt Nam và người nước
ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
do Việt Nam mở hoặc các trường do Việt Nam liên kết với nước ngoài mở tại Việt
Nam.
- Người Việt Nam học tại các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể thêm cho đối tượng này.
Riêng người nước ngoài học tại
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu
tư nước ngoài thì không bắt buộc phải học các môn học này mà chỉ khuyến khích học.
b) Chương trình, giáo trình:
* Các cơ sở đào tạo sau đại học
thực hiện Quyết định số 1339/QĐ-SĐH ngày 7-7-1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành chương trình triết học dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh, tiếp tục sử dụng giáo trình hiện hành.
* Đối với các trường đại học:
+ Đối với sinh viên chuyên ngành
đào tạo các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: dùng trực tiếp giáo
trình quốc gia để giảng dạy và học tập. Hiện đã có 3 giáo trình quốc gia: Triết
học Mác - Lênin, Kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam. Môn chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn thực hiện theo hiện hành.
+ Đối với sinh viên các chuyên
ngành khác của trường đại học: sẽ thực hiện chương trình, giáo trình các môn học
dưới đây do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
- Triết học Mác - Lênin.
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin
dùng cho khối không chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin
dùng cho khối chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
Chương trình và giáo trình do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành nói trên được thực hiện từ năm học 2002-2003.
- Môn lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam và Chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn tiếp tục dùng đề cương bài giảng hiện hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến khi có chương trình, giáo trình mới.
- Môn tư tưởng Hồ Chí Minh: khi
có giáo trình quốc gia sẽ đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học,
cao đẳng và bổ sung vào chương trình trung học chuyên nghiệp.
* Đối với các trường cao đẳng:
Vẫn tiếp tục thực hiện chương
trình và đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lênin theo quy định như hiện
hành cho đến khi cho quyết định mới.
* Đối với các trường trung học
chuyên nghiệp:
- Đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp
trung học phổ thông thời gian đào tạo 2 năm thực hiện chương trình và sách học
môn chính trị hiện hành, thời lượng 90 tiết.
- Đối với hệ tuyển sinh vừa có
trình độ trung học phổ thông vừa đã được đào tạo một ngành chuyên môn nghiệp vụ,
thời gian đào tạo 1 năm đến 1,5 năm; thực hiện chương trình và sách học môn
chính trị hiện hành, thời lượng 45 tiết, sẽ có hướng dẫn riêng.
- Đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp
hệ trung học cơ sở, thời gian đào tạo 3 đến 3,5 hoặc 4 năm, thời lượng 120 tiết,
sẽ có hướng dẫn sau.
- Ngoài môn chính trị dùng cho tất
cả học sinh các trường trung học chuyên nghiệp, học sinh các trường, lớp trung
học chuyên ngành kinh tế còn học môn kinh tế chính trị là môn học cơ sở theo
giáo trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các bộ, ngành có trường phối hợp
với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng
ngành kinh tế khác nhau.
c) Điều kiện và phương pháp giảng
dạy, học tập:
- Cần có đủ giáo trình, tài liệu,
cho học sinh, sinh viên học tập và nghiên cứu.
- Trang bị bổ sung cơ sở vật chất,
điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy, học tập tối thiểu cần thiết
trên cơ sở thực trạng hiện có của mỗi trường, củng cố xây dựng tủ sách chuyên
dùng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng, giáo trình, tài liệu
tham khảo....
- Duy trì, củng cố, thực hiện
nghiêm các quy trình giảng dạy, học tập, hướng dẫn sinh viên, học sinh đọc tài
liệu trước, chỉ giảng những vấn đề cơ bản, gợi ý nêu vấn đề, phát huy tư duy độc
lập, sử dụng đồ dùng phương tiện giảng dạy, củng cố ôn bài, xêmina, tham quan
thực tế, kết hợp yêu cầu học các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong các đợt đi thực tập chuyên môn hoặc các phong trào quần chúng, có đề
cương yêu cầu nội dung và thu hoạch, tổ chức thi Olympic các môn Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, chuẩn bị cho cuộc thi chung khảo toàn quốc vào năm học 2003-2004.
Tổ chức thi Olympic môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp theo
phạm vi trường, cụm trường, khu vực, các khối trường, động viên sinh viên, học
sinh nghiên cứu khoa học theo kế hoạch tổ chức hàng năm.
- Hội thảo, rút kinh nghiệm về phương
pháp giảng dạy từng môn học trong một trường hoặc khối trường ngành, từng bước
xây dựng phương pháp giảng dạy bộ môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức chỉ đạo
các trường và khuyến khích các giảng viên, giáo viên thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn chính trị.
- Cuối năm 2002 sẽ tổ chức hội
thảo khoa học toàn quốc về phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin. Năm
2003 sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về phương pháp giảng dạy Kinh tế chính trị
Mác - Lênin và các môn học khác ở các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp.
- Tổ chức cuộc thi giảng viên,
giáo viên dạy giỏi các môn Mác - Lênin, môn chính trị.
d) Thực hiện nghiêm túc kiểm
tra, thi học phần chuẩn bị các điều kiện để tiến tới thi tốt nghiệp.
Nhà trường cần thông báo cho học
sinh, sinh viên từ khoá tuyển sinh 2002-2003 sẽ phải thi tốt nghiệp theo quyết
định 494/QĐ-TTg, cụ thể là: "Nội dung của một trong các môn khoa học Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung thi tốt nghiệp đối với
bậc đại học, cao đẳng; nội dung môn chính trị là một trong những nội dung thi tốt
nghiệp đối với học sinh các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Các Vụ:
Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề rà soát các quy chế hiện hành để bổ
sung, sẽ có quy định cụ thể sau.
2- Biên chế, đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên, giáo viên và tổ chức bộ máy
a) Xây dựng đội ngũ giảng viên,
giáo viên:
- Căn cứ vào Quyết định số 07/UB/LĐTL
ngày 23-1-1975 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về
tiêu chuẩn tính toán kế hoạch lao động tiền lương; chỉ thị số 18/CT-TTg ngày
27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ
nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1712/QĐ ngày 18-12-1978
của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy
và các tiêu chí biên chế giảng viên, giáo viên trong Quyết định 494/QĐ-TTg ngày
24-6-2002, mỗi trường đại học và cao đẳng tính biên chế giảng viên theo từng
môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (không gộp chung tất cả 5 môn như trước
đây), mỗi trường trung học chuyên nghiệp tính biên chế giáo viên chính trị của
trường, để xác định chỉ tiêu biên chế và có kế hoạch tuyển đủ, không bố trí các
giảng viên, giáo viên phải giảng dạy quá nhiều giờ, từ đó có kế hoạch tuyển
biên chế hàng năm, gửi đi đào tạo bổ sung. Cụ thể là:
+ Chuẩn hoá đội ngũ hiện có theo
nguyên tắc phải đạt trình độ từ cử nhân trở lên và dạy đúng với chuyên ngành được
đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đào tạo bằng 2: Tuyển chọn
sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi có nguyện vọng tự nguyện làm giảng viên, giáo
viên các môn học này để gửi đi đào tạo theo thông báo của các trường được Bộ
Giáo dục và Đào tạo giao.
+ Lập kế hoạch đào tạo sau đại học
để nâng cao trình độ của giảng viên, giáo viên.
+ Lập kế hoạch cho giảng viên,
giáo viên đi thực tế trong và ngoài nước.
b) Tổ chức bộ máy:
Thống nhất chấn chỉnh, tổ chức thành
lập, kiện toàn các khoa, bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường
đại học và cao đẳng, môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp theo
Quyết định số 494/QĐ-TTg "Căn cứ vào chương trình đào tạo, định mức giờ giảng,
biên chế giảng viên, giáo viên và quy mô đào tạo mỗi trường đại học và cao đẳng
phải có khoa hoặc bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề có tổ bộ môn chính trị do Hiệu trưởng trường hoặc Phó
hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo. Đối với những Trường đại
học, cao đẳng có quy mô từ 3000 sinh viên trở lên phải thành lập khoa, dưới
3000 sinh viên thành lập bộ môn, có biên chế giảng viên phù hợp với quy mô, cơ
cấu và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu vị trí của các môn học".
Vụ tổ chức - cán bộ, Vụ Kế hoạch
và tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các vụ có liên quan,
giúp Bộ trưởng hướng dẫn các trường thành lập khoa Mác - Lênin và dự tính các
trang thiết bị, cơ sở vật chất tối thiểu cần có ở các khoa, bộ môn để có kế hoạch
xây dựng phục vụ tốt việc giảng dạy, học tập.
3- Kinh phí:
- Vận dụng nhiều nguồn kinh phí
tổ chức mua giáo trình cho sinh viên, học sinh mượn bảo đảm đủ giáo trình học tập.
Các giáo trình trên phải được quản
lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả.
- Sinh viên chuyên ngành Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn học phí như sinh viên các trường, khoa sư
phạm.
Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau:
- Tổ chức đi thực tế cho sinh
viên, học sinh:
+ Đối với sinh viên đào tạo
chuyên ngành cần xây dựng kế hoạch đi thực tế, thực tập trong cả khoá đào tạo
và đảm bảo kinh phí đi thực tế, thực tập cho sinh viên.
+ Đối với sinh viên, học sinh
các ngành khác, các trường cần có biện pháp hỗ trợ nhất định về kinh phí để thực
hiện yêu cầu giáo dục lý luận, tư tưởng, chính trị kết hợp với các đợt đi thực
tế, thực tập chuyên môn hoặc các phong trào quần chúng hàng năm, phải tổ chức
chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả thật sự.
4- Phụ cấp giờ giảng 25% đối với
giảng viên đại học, cao đẳng 15% đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng với
các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các nội dung: đối tượng
được hưởng phụ cấp giờ giảng, điều kiện được hưởng mức phụ cấp và cách tính, tổ
chức thực hiện theo quyết định này.
Vụ tổ chức - Cán bộ chủ trì phối
hợp với Vụ Kế hoach và tài chính và các vụ có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo xây dựng Thông tư hướng dẫn liên bộ về các nội dung đã nêu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu
các cơ sở thực hiện các nội dung trên.
Trong quá trình thực hiện nếu có
những đề xuất, vướng mắc, đề nghị báo cáo, phản ánh để xem xét và giải quyết
theo địa chỉ sau: Vụ Công tác chính trị Bộ Giáo dục và Đào tạo 49 Đại Cồ Việt,
Hà Nội.