Công văn 7572/BNN-QLDN năm 2021 về quán triệt thực hiện Kết luận 82-KL/TW và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 984/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 7572/BNN-QLDN
Ngày ban hành 12/11/2021
Ngày có hiệu lực 12/11/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Hoàng Hiệp
Lĩnh vực Doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7572/BNN-QLDN
V/v quán triệt thực hiện Kết luận số 82- KL/TW của Bộ Chính trị và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Công Thương, Quốc phòng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đề nghị các Bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công ty nông, lâm nghiệp tổ chức quán triệt thực hiện Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị và tổ chức triển khai Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 với các mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP

1. Kết quả sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp1

a) Về thẩm định, trình và phê duyệt Phương án tổng thể

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án tổng thể của 40/41 tỉnh, thành phố và các tập đoàn, tổng công ty với 252/256 công ty nông, lâm nghiệp, theo 06 mô hình sắp xếp: tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với 19 công ty2; tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với 61 công ty3; chuyển 101 công ty thành công ty cổ phần; chuyển 38 công ty thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển 05 công ty thành Ban quản lý rừng; giải thể 28 công ty.

- Còn 04 công ty chưa được phê duyệt: TP Hà Nội (01 công ty), Thanh Hóa (02 công ty), TP Cần Thơ (01 nông trường).

b) Về thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Phương án đã được phê duyệt

Đến thời điểm hiện nay có 166/256 công ty nông, lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, còn 90 công ty nông, lâm nghiệp thuộc 24 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và 02 Tổng công ty: Cà phê, Giấy Việt Nam chưa hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, cụ thể:

- Tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với 02/19 công ty;

- Tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với 02/61 công ty;

- Cổ phần hóa 49/101 công ty;

- Chuyển thành công ty TNHH hai thành viên 19/38 công ty;

- Giải thể 14/28 công ty.

- Chưa được phê duyệt phương án 04 công ty.

c) Về quản lý đất, rừng

- Về quản lý đất:

+ Trong quá trình sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp đã rà soát, xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp với nhu cầu, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch 03 loại rừng của địa phương. Trước khi sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng: 2.229.552 ha, gồm: đất nông nghiệp 2.192.787 ha, đất phi nông nghiệp 36.665 ha. Theo phương án tổng thể được duyệt sau sắp xếp, các công ty giữ lại 1.811.406 ha; diện tích dự kiến bàn giao về địa phương là 509.614 ha, đã thực hiện bàn giao về địa phương 239.857 ha còn 269.757 ha.

+ Về đo đạc, cắm mốc ranh giới đất đai, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có 234 công ty và chi nhánh hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính (trong đó:223 công ty và chi nhánh đã hoàn thành cơ bản rà soát,cắm mốc ranh giới tại thực địa;117 công ty và chi nhánh đã được phê duyệt phương án sử dụng đất; 57 công ty và chi nhánh tại 20 tỉnh đã được cấp 2.611 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 23,27%).

+ Về kinh phí thực hiện đo đạc, cắm mốc ranh giới đất đai, lập bản đồ địa chính: Tổng kinh phí nhu cầu là 1.142,637 tỷ đồng tại 38 tỉnh, thành phố, trong đó nguồn ngân sách trung ương đã cấp cho các địa phương 752,577 tỷ đồng (70%), nguồn ngân sách địa phương đã cấp là 175,123 tỷ đồng. Tổng kinh phí còn lại chưa bố trí là 214,936 tỷ đồng, chủ yếu là phần kinh phí các địa phương phải bố trí 30% nhu cầu nhưng chưa bố trí.

- Về quản lý rừng:

Hiện nay, 150 công ty nông, lâm nghiệp quản lý gần 1,42 triệu ha rừng4, trong đó 63 công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước quản lý 1,15 triệu ha (gồm: 755 ngàn ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, 88 ngàn ha rừng sản xuất là rừng trồng; 214 ngàn ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng).

d) Về hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chức năng, nhiệm vụ của công ty nông, lâm nghiệp đã được phân định, điều chỉnh phù hợp với các mô hình mới. Nhiều công ty có chuyển biến về phương thức quản trị doanh nghiệp; tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi. Nhiều công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp đã thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, quản trị doanh nghiệp, hiệu quả tổng lợi nhuận tăng cao. Sau sắp xếp tình hình tài chính lành mạnh hơn, cơ bản giải quyết được nợ khó đòi, vốn chủ sở hữu tăng lên.

- Về phát triển rừng bước đầu hình thành một số mô hình liên kết giữa các công ty lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu gắn với sản xuất gỗ lớn có chứng nhận xuất xứ, sản xuất hàng xuất khẩu (Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Trị); ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, sử dụng giống cây trồng có chất lượng tốt, nâng cao năng suất rừng trồng từ 15-20 m3/ha/năm giai đoạn 2010 lên 22 m3/ha/năm, tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau đạt 35- 40m3/ha/năm.

đ) Về lao động

Quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục sử dụng với 173.617 lao động, trong đó: lao động có đóng bảo hiểm xã hội là 99.745 người; tổ chức đào tạo nghề cho 744 người lao động; tạo việc làm cho trên 19 ngàn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ