Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 7490/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2012 về thí điểm giảng viên tham gia đánh giá hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 7490/BGDĐT-NGCBQLGD
Ngày ban hành 07/11/2012
Ngày có hiệu lực 07/11/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Bùi Văn Ga
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 7490/BGDĐT- NGCBQLGD
V/v thí điểm giảng viên tham gia đánh giá hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2012

 

Kính gửi:

- Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 và Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường) tổ chức triển khai thí điểm giảng viên tham gia đánh giá hiệu trưởng. Đối với các đại học quốc gia, đại học vùng giám đốc đại học lựa chọn một đến hai trường đại học thành viên để tổ chức thí điểm.

Công văn này kèm các Phụ lục I, II, III về định hướng tiêu chuẩn và quy trình thí điểm giảng viên tham gia đánh giá hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng để các trường tham khảo thực hiện. Trên cơ sở định hướng chung, các trường cụ thể hóa thêm các tiêu chuẩn, tiêu chí và thông qua đại diện đảng ủy, lãnh đạo trường, ban chấp hành công đoàn trường để việc thí điểm đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Đề nghị các trường khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả quá trình thực hiện của trường. Báo cáo cần nêu rõ các nội dung sau: (1) Quá trình tổ chức triển khai thí điểm ở trường, kết quả (Phụ lục III) và hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí được xây dựng để giảng viên tham gia đánh giá hiệu trưởng; (2) Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện; (3) Những góp ý cụ thể bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh các tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu và các nội dung khác liên quan; (4) Những đề xuất và kiến nghị với Bộ (nếu có).

Văn bản báo cáo xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 15/12/2012 theo địa chỉ: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Tòa nhà 8C, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội và qua hộp thư điện tử nhubgd@gmail.com.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Các Vụ CCB, GDĐH, Pháp chế, Cục KT&KĐCLGD (để phối hợp t/h);
- Lưu: VT, Cục NG&CBQLCSGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

 

PHỤ LỤC I

ĐỊNH HƯỚNG VỀ TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH THÍ ĐIỂM GIẢNG VIÊN THAM GIA ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
(Kém theo công văn số 7490/BGDĐT-NGCBQLGD Ngày 07/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Phần 1.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THÍ ĐIỂM GIẢNG VIÊN THAM GIA ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1. Luật Giáo dục năm 2005, Luật số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005:

Mục 4, Điều 54 (Hiệu trưởng), Khoản 3 có ghi: “Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định;”.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009:

Khoản 1, Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền”.

3. Luật Giáo dục Đại học, Luật số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012:

Điều 20 (Hiệu trưởng), Khoản 3 (Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng).

4. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định về những người là công chức:

Điều 11, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng công lập là công chức.

5. Luật Cán bộ công chức, Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008:

Mục 6, Điều 55 (Mục đích đánh giá công chức), có ghi: “Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.”.

Điều 56 (Nội dung đánh giá công chức), Khoản 1: “Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối; chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

[...]