Công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 7475/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành 15/08/2008
Ngày có hiệu lực 15/08/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Vinh Hiển
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 7475/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2008-2009

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2008    

 

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008-2009, Bộ GDĐT hư­ớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học như sau:

A. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CHUNG

1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở của Quốc hội (Khoá X), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, cuộc vận động “Hai không”, thực hiện chủ đề "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng tờng học thân thiện, học sinh tích cực”.

2. Thực hiện Kế hoạch giáo dục (KHGD) với 37 tuần thực học mỗi năm học. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS, bảo đảm yêu cầu thí nghiệm, thực hành, hướng nghiệp và thí điểm mô hình trường THPT kỹ thuật. Từng bước phát triển mạng lưới trường học, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nâng cấp cơ sở vật chất (CSVC).

3. Chuẩn bị triển khai thực hiện các Chương trình quốc gia về phát triển, hiện đại hóa hệ thống các trường chuyên, củng cố, phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT); củng cố và phát triển các trường tư thục.

4. Phấn đấu bảo đảm tiến độ và chất lượng trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) trong cả nước vào năm 2010.

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Thực hiện Kế hoạch thời gian và KHGD

a) Thực hiện KHGD với 37 tuần thực học mỗi năm học đối với trường THCS, THPT công lập, học kỳ I bố trí 19 tuần, học kỳ II bố trí 18 tuần trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học dành cho các môn học, điều chỉnh thời lượng và tích hợp một số hoạt động giáo dục, giảm số tiết học hàng tuần.

Bộ GDĐT ban hành Khung phân phối chương trình (KPPCT), trong đó quy định phần CT phải hoàn thành ở thời điểm kết thúc học kỳ I và kết thúc năm học, thời lượng dành cho kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ các môn học. Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT ban hành PPCT các cấp THCS, THPT và hướng dẫn các Phòng GDĐT, trường THPT thực hiện, bảo đảm tiến độ trong quá trình dạy học cơ bản thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố. Đối với các trường ngoài công lập, trường học 2 buổi/ngày và trường tự chủ tài chính có kinh phí chi trả giờ dạy vượt tiêu chuẩn, có thể tăng thời lượng cho các môn học cũng như các chương, bài cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh (các trường không thu tiền học sinh để chi trả cho việc tăng tiết học). 

b) Các trường THPT rút kinh nghiệm trong 2 năm học vừa qua để tổ chức tốt hơn việc phân ban, phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng GV, giúp đỡ GV mới ra trường chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, bảo đảm cho GV nắm vững CT-SGK, có kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học, nắm vững phân phối CTGDPT và nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục. Các Sở GDĐT chủ động chuẩn bị kịp thời, không để chậm cung ứng thiết bị dạy học.

c) Thực hiện dạy học tự chọn ở cấp THPT:

+ Đối với ban KHTN và ban KHXH-NV: Toàn bộ thời lượng dạy học tự chọn trong KHGD được sử dụng để dạy học tự chọn bám sát (ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới).

+ Đối với ban CB, tổ chức dạy học tự chọn theo 1 trong 2 cách sau đây:

(i) Cách 1: Dạy học từ 1 đến 3 môn nâng cao trong số 8 môn nâng cao (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ). Các môn này có thể dạy theo CT-SGK nâng cao hoặc CT-SGK chuẩn và chủ đề tự chọn nâng cao. Thời lượng dạy học tự chọn còn lại dành để dạy chủ đề bám sát.

(ii) Cách 2: Dạy tất cả các môn theo CT-SGK chuẩn và thời lượng dạy tự chọn dùng để ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng các môn học.

d) Giải quyết chuyển ban, chuyển hình thức học tập phân hoá trong ban CB, sắp xếp HS lưu ban phù hợp với học lực và ổn định tổ chức dạy học của trường (nếu có học sinh lưu ban ở lớp 12, có thể cho phép miễn học môn Tin học).

đ) Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), những trường không đủ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn, thiết bị dạy học, các Sở GDĐT cần hợp đồng giáo viên (kể cả giáo viên môn học đó đã về hưu), sử dụng giáo viên thỉnh giảng trong số các hoạ sỹ, nhạc sỹ ở địa phương, thuê thiết bị để bảo đảm kế hoạch giáo dục. Nếu vẫn chưa khắc phục được khó khăn, cần có biện pháp tổ chức, lựa chọn nội dung dạy học thích hợp để bảo đảm yêu cầu giáo dục toàn diện.

2. Thực hiện các hoạt động giáo dục

a) Phân công giáo viên thực hiện các Hoạt động giáo dục:

Trong KHGD quy định tại CTGDPT do Bộ GDĐT ban hành, các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng với số tiết học cụ thể như các môn học. Đối với giáo viên được phân công thực hiện Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) được tính giờ dạy học như các môn học; việc tham gia điều hành Hoạt động giáo dục tập thể (chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần) là thuộc nhiệm vụ quản lý của Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm lớp, không tính là giờ dạy học.

b) Thực hiện tích hợp giữa HĐGDNGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ:

- HĐGDNGLL: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng và tích hợp nội dung HĐGDNGLL sang môn GDCD như sau:

- Cấp THCS (các lớp 6, 7, 8, 9): Ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật;

- Cấp THPT: Lớp 10, ở chủ đề về đạo đức; lớp 11, các chủ đề về kinh tế và chính trị - xã hội; lớp 12, ở các chủ đề về pháp luật.

Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào thực hiện ở lớp 9, lớp 10 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào HĐGDNGLL.

[...]