Công văn số 72/CV-CV-TCCB của Cục Đường sông Việt Nam về việc hướng dẫn Quyết định sửa đổi bổ sung quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam số 11/2005/QĐ-BGTVT-17/01/2005

Số hiệu 72/CV-CV-TCCB
Ngày ban hành 04/02/2005
Ngày có hiệu lực 04/02/2005
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Sỹ Văn Khánh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SÔNG VN

******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 72/CV-CV-TCCB
V/v hướng dẫn Quyết định sửa đổi bổ
sung quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam
số 11/2005/QĐ-BGTVT-17/01/2005
của Bộ GTVT

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2005

 

Kính gửi:

- Các sở giao thông vận tải, sở giao thông công chính
- Chi cục đường sông phía nam
- Các đoạn QLĐS trung ương và ủy thác

Nhằm triển khai thực hiện thống nhất Quyết của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam số 11/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 01 năm 2005 Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Nội dung sửa đổi

Quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 -12 - 2000 của Bộ Giao thông vận tải trên thực tế đã chuyển đổi xong hệ thống báo hiệu từ 1538 sang 4099 từ 01/4/2001 trên cả nước.

Qua ba năm thực hiện Cục Đường sông Việt Nam đã tổng hợp nhiều ý kiến của các đơn vị, tổ chức trong cả nước.

Từ năm 2001 đến năm 2003 Cục Đường sông Việt Nam đã tham gia cùng ESCAP, MRC hội thảo nghiên cứu đề xuất hệ thống báo hiệu hài hòa cho sông Mekong, kết quả ESCAP, MRC đã có nhiều ý kiến khuyến nghị sử dụng hệ thống báo hiệu 4099 của Việt Nam làm hệ thống báo hiệu hài hòa cho hạ lưu sông Mekong (Cambodia và Việt Nam), trong đó có đề nghị Việt Nam sửu đổi và bổ sung 4 trường hợp.

Tổng hợp các ý kiến đống góp và khuyến cáo của ESCAP, MRC nhằm hoàn thiện Quy tắc 4099 và để quy tắc trở thành một hệ thống quốc tế hòa nhập khu vực, Cục Đường sông Việt Nam đã sửa đổi bổ sung 8 trường hợp bao gồm:

1.1. Sửa đổi cách sơn cột báo hiệu đặt ở nơi phân luồng hay ngã ba: thêm khoang trắng giữa khoang xanh, khoang đỏ nhằm tăng khả năng nhận biết báo hiệu từ xa.

1.2. Sửa đổi cách đặt và sơn báo hiệ luồng tàu đi gần bờ: xoay báo hiệu vuông góc với bờ, thay đổi cách sơn báo hiệu bên trái nhằm tăng khả năng nhận biết báo hiệu từ xa và thống nhất theo nguyên mẫu của SINGI (ESCAP).

1.3. Sửa đổi biển báo hiệu phao vùng nước: từ hình vuông (bờ phải) tam giác (bờ trái) thành hình chữ thập chéo nhằm thống nhất nguyên mẫu theo IALA để hài hòa với báo hiệu Hàng Hải (ESCAP).

1.4. Sửa đổi báo hiệu cấm đi qua đặt dưới nước: Từ báo hiệu C111 thay đổi kích thước và từ hình phẳng thành hình trụ để khi phao bị xoay các hướng đều nhận biết báo hiệu.

1.5. Sửa tên báo hiệu "Cấm tạo sóng" thành báo hiệu "Hạn chế tạo sóng" theo quy định của Luật Giao thông ĐTNĐ.

1.6. Bổ sung báo hiệu cấm đi qua đặt trên bờ theo khuyến cáo của ESCAP nhằm phù hợp với dân trí. Báo hiệu hình tròn nền trắng viền đỏ, vạch chéo đỏ, hình con tàu sơn đen, đặt vuông góc với luồng, mặt biển đặt ngược hướng với chiều cấm đi qua.

1.7. Thay đổi báo hiệu kéo còi theo khuyến cáo ESCAP nhằm phù hợp với dân trí. Báo hiệu là hình lục lăng, nền trắng, viền đen, hình cái còi sơn màu đen, mặt biển đặt song song với luồng trong trường hợp sông rộng, vị trí đặt báo hiệu xa vị trí cần thông báo trên 500m, mặt biển đặt vuông góc với luồng trong trường hợp sông hẹp hay vị trí đặt báo hiệu gần vị trí cần thông báo (dưới 500m).

1.8. Thay đổi kích thước báo hiệu trên cầu C113, C114 nhằm tăng khả năng nhận biết báo hiệu từ xa, còn lại tất cả các quy định, các tình huống đều giữ nguyên theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28-12-2000.

Theo quy định sau Quyết định này quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28-12-2000 (TCVN - 269 - 2000) vẫn giữ nguyên, tám trường hợp trên sẽ được bổ sung vào quy tắc 4099. Hiệu lực thi hành của quyết định sửa đổi bắt đầu 15/6/2005 trên phạm vi cả nước.

Các ý kiến xoay quanh kỹ thuật lắp đặt báo hiệu không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Quyết định sửa đổi lần này. Kỹ thuật lắp đặt sẽ được nghiên cứu trong một hướng dẫn nghiệp vụ khác.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Đối với các báo hiệu chỉ thay đổi cách đặt, cách sơn như cột báo hiệu nơi phân luồng hay ngã ba, báo hiệu luồng tàu đi gần bờ, các đơn vị kết hợp với lần duy tu bảo dưỡng trong quý I để sơn lại, phần này sẽ không có kinh phí bổ sung, kinh phí lấy trong duy tu của quý I.

2.2. Đối với các báo hiệu có thay đổi hình dáng và kích thước.

a. Phao giới hạn vùng nước

Đây chủ yếu là loại báo hiệu cho công trình ngoài, các Đoạn QLĐS kết hợp với Thanh tra giao thông, Cảng vụ đôn đốc các chủ công trình chuyển đổi trước 15/6 và có số liệu báo cáo về Cục.

Lưu ý, ngoài biển chuyển thành chữ thập thì phần thân phao phải chuyển thành hình trụ nếu là vùng nước ở bờ bên phải, hình nón nếu vùng nước ở bờ bên trái. Kinh phí chuyển đổi do chủ công trình có quyền hạn sử dụng vùng nước chịu trách nhiệm.

b. Cấm đi qua đặt dưới nước (C111a)

Báo hiệu này sử dụng thay tiêu thị chữ thập trên phao vùng nước B4, dùng cho cấm luồng dưới nước. Các Đoạn QLĐS có sử dụng phao cấm luồng lập thống kê báo cáo Cục và tổ chức chuyển đổi. Các biển phẳng sẽ được gia công thêm một biển vuông góc với biển cũ thành biển múi khế. Trường hợp làm mới thì nên làm trụ tròn xoay.

c. Cấm đi qua đặt trên bờ (C11b)

Đây là báo hiệu mới, cũng chỉ dùng trong các trường hợp tổ chức Điều tiết khống chế hay cấm luồng, các Đoạn QLĐS có sử dụng báo hiệu này (C111 cũ), không tính các báo hiệu sử dụng cho Điều tiết khống chế công trình ngoài, lập thống kê báo cáo Cục và tổ chức chuyển đổi. Trường hợp này các biển cũ hình vuông gia công sửa chữa thành hình tròn và sơn lại.

d. Báo hiệu phát tín hiệu âm thanh

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ