Công văn số 704/CTr-TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về Chương trình hành động của Công đoàn thực hiện luật phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Số hiệu 704/CTr-TLĐ
Ngày ban hành 28/04/2006
Ngày có hiệu lực 28/04/2006
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Cù Thị Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 704/CTR-TLĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2006 

 

CÔNG VĂN 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Để đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Công đoàn tham gia phòng, chống tham nhũng, chống tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn triển khai Chương trình hành động của Công đoàn thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai nghiêm túc việc tổ chức học tập, nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và các cấp công đoàn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

2. Các cấp công đoàn, các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn theo chức năng, nhiệm vụ triển khai kế hoạch hành động cụ thể thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đưa công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên ở cấp mình, đơn vị mình.

3. Tiến hành công khai và cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; thực hiện có kết quả những biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở từng cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Tham gia với cơ quan Nhà nước

1.1. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động tham gia cùng các cơ quan Nhà nước:

- Xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ và các biện pháp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Xây dựng quy chế và công khai thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ liên quan đến tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, nhà công vụ, chế độ hội họp, công tác vv...;

- Tổ chức, động viên CNVC-LĐ tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

1.2. Tổng Liên đoàn phối hợp với Bộ nội vụ phát động phong trào thi đua “Tám giờ làm việc có chất lượng, hiệu quả ” trong cán bộ, công chức, viên chức; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm phong trào.
2. Những nhiệm vụ cụ thể của các cấp công đoàn

2.1. Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

- Ban Tuyên giáo chủ trì phối hợp cùng các ban, đơn vị có liên quan của Tổng Liên đoàn hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống tổ chức Công đoàn.

- Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho cán bộ công đoàn, CNVCLĐ ở cấp mình.

- Báo Lao động và các cơ quan báo chí của tổ chức Công đoàn mở chuyên Mục và tăng thời lượng tuyên truyền về nội dung phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nêu gương những điển hình tốt, phê phán những việc làm chưa tốt trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định của tổ chức Công đoàn đã ban hành:

- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn các cấp chủ động tổ chức rà soát lại toàn bộ các quy chế, quy trình làm việc, quy trình công tác của Công đoàn cấp mình, nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn rà soát lại định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản công đoàn, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, nhà công vụ, chế độ hội họp, công tác vv... Công khai và thực hiện nghiêm túc các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành. Tạm dừng việc mua sắm mới phương tiện đi lại trong hệ thống tổ chức Công đoàn kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 theo Thông báo của Chính phủ.

2.3. Công khai việc thực hiện chế độ, chính sách trong cơ quan, đơn vị, tạo Điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

- Định kỳ hàng năm tổ chức Hội nghị cán bộ công chức và Đại hội công nhân viên chức theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn, đảm bảo có chất lượng và hiệu quả. Phát huy tốt quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan đơn vị.

- Người đứng đầu Ban Chấp hành hoặc Thủ trưởng các cơ quan đơn vị trong hệ thống tổ chức Công đoàn thực hiện nghiêm túc chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật. Công khai việc sử dụng các nguồn tài chính, mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại; việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị. Công khai nội quy, quy chế, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; công khai việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ.

- Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về dân chủ, công khai, tạo Điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ, công khai, đưa công tác dân chủ, công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nề nếp trong các cơ quan, đơn vị.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức Công đoàn có trách nhiệm làm rõ hành vi tham nhũng, lãng phí liên quan đến trách nhiệm quản l?ý của mình khi có kiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng.

2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:

- Củng cố tổ chức và phát huy hiệu quả hoạt động của ủy Ban kiểm tra công đoàn các cấp, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, quy định của Điều lệ và hoạt động tài chính công đoàn, giải quyết kịp thời các kiếu nại, tố cáo.

[...]