BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7038/BYT-MT
V/v hướng dẫn thực
hiện Đề án tổng
thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-
2015 và định hướng đến 2020
|
Hà Nội,
ngày 17 tháng 10 năm 2012
|
Kính gửi:
|
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Các đơn vị
y tế trực thuộc Bộ Y tế;
- Đơn vị y tế
Bộ, ngành.
|
Ngày 15/11/2011, Thủ tướng Chính phủ
đã ký phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến 2020 tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg. Ngày 12/6/2012
và ngày 15/8/2012, Bộ Y tế đã tổ chức 02 Hội nghị triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải
y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 tại 2 khu vực miền Bắc và miền
Nam. Căn cứ vào mục tiêu của Đề án và kết quả Hội nghị, Bộ Y tế hướng dẫn các Sở Y tế,
các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị y tế Bộ, ngành liên quan triển
khai các hoạt động sau đây:
1. Mục đích:
Làm căn cứ để Sở Y tế, các đơn vị y tế
trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị y tế Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện,
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ.
2. Nội dung
chính cần triển khai thực
hiện
Để đạt mục tiêu đến năm 2020, 100% cơ
sở y tế ở các tuyến từ Trung ương đến địa phương thực hiện xử lý chất thải y tế
(bao gồm cả chất thải rắn, nước thải và khí thải) bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc
gia về môi trường, các Sở Y tế, các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị
y tế Bộ/ngành cần
tiến hành đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế nhằm khắc phục cơ bản
tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế ở Trung ương và địa phương
(Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 1 của Quyết định số
2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011). Theo đó, các địa phương, y tế Bộ/ngành liên
quan cần phải lập Dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở
y tế công lập bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường“. Để triển khai
thực hiện nội dung này, Bộ Y tế hướng dẫn các bước thực hiện như sau:
2.1. Khảo sát đánh giá thực
trạng quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế công lập và xác định nhu
cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế để đạt mục tiêu của Đề án
a) Đối với các cơ
sở
y
tế do địa
phương quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố
- Sở Y tế tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng
tình hình quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế do địa phương quản
lý trên địa bàn tỉnh, thành phố và lập, phê duyệt Kế hoạch tổng thể quản lý chất
thải y tế của tỉnh và các cơ sở y tế làm cơ sở để xác định nhu cầu đầu tư.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng tình
hình quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế do địa phương quản lý ở
trên, Sở Y tế xác định nhu cầu đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế về
chất thải rắn, khí thải và nước thải y tế cho các cơ sở y tế do địa phương quản
lý trên địa bàn tỉnh, thành phố để đạt mục tiêu của Đề án.
b) Đối với các đơn vị y
tế trực thuộc Bộ Y tế
- Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế tiến hành
khảo sát đánh giá thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế của đơn vị mình quản
lý và lập, trình phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế đơn vị
- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng tình
hình quản lý, xử lý chất thải y tế ở trên, đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế xác định
nhu cầu đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế về chất thải rắn, khí thải
và nước thải y tế của đơn vị để đạt mục tiêu của Đề án.
- Các dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất,
xây dựng mới phải bảo đảm có các hạng mục xử lý chất thải phù hợp quy định hiện
hành.
c) Đối với y tế
các Bộ, ngành liên quan
- Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về y tế của
các Bộ, ngành tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng quản lý, xử lý chất thải y
tế của các cơ sở y tế trực thuộc Bộ, ngành quản lý.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng tình
hình quản lý, xử lý chất thải y tế ở trên, Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về
y tế của các Bộ, ngành xác định nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế về
chất thải rắn, khí thải và nước thải y tế của các cơ sở y tế trực thuộc Bộ,
ngành để đạt mục tiêu của Đề án.
2.2. Xác định lộ trình đầu
tư
a) Trong năm 2012
Ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý chất thải
y tế đối với cả nước thải, chất thải rắn và khí thải cho các cơ sở y tế gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003
chưa thực hiện xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đảm bảo xong trước
ngày 31 tháng 12 năm 2012.
b) Giai đoạn từ năm 2013
- 2015:
* Những cơ sở y tế cần xem
xét ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2013-2015:
- Các cơ sở y tế có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi
trường;
- Các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý chất thải
y tế nhưng xuống cấp hoặc quá tải;
- Các cơ sở y tế đã xây dựng cơ sở vật chất
nhưng chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế.
c) Giai đoạn từ năm 2016-2020
Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đảm
bảo 100% chất thải y tế (bao gồm chất thải rắn y tế, nước thải
và khí thải) phát sinh từ các cơ sở y tế đều được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2.3. Xác định mô hình/hình
thức xử lý chất thải y tế
- Về nước thải: Đầu tư hệ thống xử lý nước
thải y tế theo hình thức thu gom và xử lý tại chỗ (trừ một số cơ sở y tế được
xây dựng theo mô hình hợp khối hoặc gần nhau, có thể thực hiện theo hình thức xử
lý tập trung cho cụm các cơ sở này).
- Về chất thải rắn: Đầu tư hệ thống xử lý
chất thải rắn y tế theo hình thức xử lý tập trung, theo cụm hoặc tại chỗ căn cứ
vào: (i) Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025
được phê duyệt tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012; (ii) Mức độ phát
sinh tập trung chất thải rắn y tế nguy hại; (iii) Khối lượng chất thải rắn y tế
nguy hại phát sinh; (iv) Hiện trạng cơ sở xử lý chất thải rắn; (v) Mức độ thuận
tiện trong việc thu gom, vận chuyển; (vi) Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế.
- Về khí thải: Đầu tư hệ thống thu gom và
xử lý khí thải theo hình thức tại chỗ.
2.4. Xây dựng nhu cầu kinh
phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế về chất
thải rắn, khí thải và nước thải y tế và dự kiến nguồn vốn thực hiện
a) Đối với các cơ
sở y tế do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố
Trên cơ sở nhu cầu đầu tư hệ thống xử
lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế do địa phương quản lý đã được xác định ở
trên, Sở Y tế phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính xây dựng nhu cầu
kinh phí và dự kiến nguồn vốn để đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế
về chất thải rắn, khí thải và nước thải y tế cho các cơ sở y tế do địa phương
quản lý.
b) Đối với các đơn
vị y tế trực thuộc Bộ Y tế
Trên cơ sở nhu cầu đầu tư hệ thống xử
lý chất thải y tế về chất thải rắn, khí thải và nước thải y tế do đơn vị y tế
trực thuộc Bộ Y tế đề xuất và các dự án được duyệt, Vụ Kế hoạch Tài
chính - Bộ Y tế tổng hợp, xây dựng nhu cầu kinh phí hàng năm và trung hạn để triển
khai thực hiện.
c) Đối với y tế
các Bộ, ngành liên quan
Trên cơ sở nhu cầu đầu tư hệ thống xử
lý chất thải y tế về chất thải rắn, khí thải và nước thải y tế của đơn vị y tế
trực thuộc Bộ, ngành, Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về y tế của các Bộ,
ngành tiến hành xây dựng nhu cầu kinh phí và dự kiến nguồn vốn
để đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế về chất thải rắn, khí thải và nước thải
y tế cho các cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý.
2.5. Xác định nguồn vốn thực
hiện
a) Đối với nguồn vốn ngân sách
nhà nước
Đối với các dự án đầu tư hệ thống xử
lý chất thải y tế được chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển:
- Ngân sách trung ương (bao gồm vốn
sự nghiệp môi trường và vốn đầu tư phát triển NSNN): Đảm bảo cho các dự án do Bộ
Y tế quản lý theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xác định nguồn vốn hàng năm và
trung hạn để đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đối với chất thải rắn, khí thải
và nước thải cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế.
Riêng dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường đối với các cơ sở y tế công lập gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Bộ
Y tế quản lý, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg
và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg được hỗ trợ 100% kinh phí từ ngân sách trung
ương để thực hiện.
- Ngân sách địa phương: Đảm bảo cho
các dự án do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.
Căn cứ vào khả năng ngân sách địa
phương, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương; Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người
lao động tại các cơ sở xử lý chất thải rắn trên cơ sở kế hoạch đào tạo; Việc hỗ
trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết;
Việc bảo đảm phần vốn đối ứng đối với các dự án sử dụng vốn ODA;...
Riêng dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường đối với các cơ sở y tế công lập gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, nếu đáp ứng các điều kiện quy định
tại Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg được hỗ trợ
100% kinh phí. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn nhận trợ cấp
cân đối từ ngân sách trung ương sẽ được ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu
kinh phí cho địa phương bằng 50% tổng kinh phí của dự án xử lý triệt để ô nhiễm
môi trường để thực hiện, ngân sách địa phương chịu trách nhiệm hỗ trợ 50%.
b) Đối với vốn tín
dụng đầu tư
Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư quy định
tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011.
c) Đối với nguồn vốn
ODA
Các dự án xử lý chất thải được ưu tiên
thu hút nguồn vốn ODA. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần sớm đề xuất
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tìm nhà tài trợ phù hợp và triển khai các thủ tục
cần thiết để đăng ký danh mục dự án.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai thực
hiện Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế
giới với tổng kinh phí là 155 triệu đô la Mỹ. Vì vậy đề nghị các địa phương, đơn vị y tế trực
thuộc Bộ Y tế tiến hành khảo sát thực trạng quản lý chất thải y tế, xác định
nhu cầu kinh phí để đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế nhằm đạt mục tiêu của
Đề án. Trên cơ
sở đó, các địa phương, đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế xem xét, đề xuất hỗ trợ
nguồn vốn thực hiện từ Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” của Bộ Y tế.
d) Vốn tự có của đơn vị:
Từ các nguồn thu phí, viện phí và từ các
nguồn thu hợp pháp khác.
e) Các nguồn vốn hợp
pháp khác
Cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh
vực môi trường (xử lý chất thải) có thể thực hiện huy động vốn dưới dạng góp cổ
phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài
chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Khuyến
khích thí điểm mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) theo Quyết
định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2.6. Lập Dự án “Đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế công lập
bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường“
a) Đối với các cơ
sở
y
tế do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng,
nhu cầu đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế do địa
phương quản lý và nhu cầu kinh phí, nguồn vốn thực hiện được xác định ở trên, Sở
Y tế lập báo cáo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế cho các
cơ sở y tế công lập do địa phương quản lý để đạt mục tiêu của Đề án và gửi
báo cáo nhu cầu đầu tư về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để tổng hợp
trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các đơn
vị y tế trực thuộc Bộ Y tế
Trên cơ sở nhu cầu đầu tư/nâng cấp hệ
thống xử lý chất thải y tế về chất thải rắn, khí thải và nước thải y tế do các
đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế đề xuất và nhu cầu kinh phí, nguồn vốn thực hiện
được xác định ở trên, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế phối hợp với Vụ Kế
hoạch Tài chính - Bộ Y tế lập báo cáo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất
thải y tế cho các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế.
c) Đối với y tế
các Bộ, ngành liên quan
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng,
nhu cầu đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế do Bộ,
ngành quản lý và nhu cầu kinh phí, nguồn vốn thực hiện được xác định ở trên,
Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về y tế của các Bộ, ngành lập báo cáo nhu cầu
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế công lập do Bộ,
ngành quản lý để đạt mục tiêu của Đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt và gửi báo
cáo nhu cầu đầu tư về Bộ
Y tế
(Cục Quản lý môi trường y tế) để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
c) Lập Dự án "Đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế công lập bảo đảm đạt
tiêu chuẩn môi trường
“
Trên cơ sở các Báo cáo nhu cầu đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế công lập do địa phương quản
lý của 63 tỉnh, thành phố; Báo cáo nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế
của các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế và Báo cáo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý chất thải cho các cơ sở y tế công lập do Bộ/ngành quản lý đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, Bộ
Y tế
(Cục Quản lý môi trường y tế) tiến hành tổng hợp, lập Dự án “Đầu
tư xây
dựng hệ
thống xử lý chất
thải cho các cơ sở y tế công lập bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường" để trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2.7. Triển khai thực hiện
Dự án đầu tư sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư cho các cơ sở y tế do địa
phương quản lý và theo dõi, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện.
- Bộ Y tế tổ chức triển khai giao vốn và chỉ đạo
các Chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và
theo dõi, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện.
- Bộ/ngành tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu
tư cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ/ngành và theo dõi, giám sát, báo cáo kết quả
thực hiện.
3. Tổ chức thực hiện
- Cục Quản lý môi trường y tế là cơ quan đầu mối
của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Y tế tổ chức triển khai thực hiện
Đề án và đôn đốc, theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Đề án.
Đồng thời chịu trách nhiệm tổng hợp, lập Dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
chất thải cho các cơ sở y tế công lập bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường” trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố tổ chức triển khai Đề án
và theo dõi, giám sát, báo cáo tiến độ thực hiện Đề án lĩnh vực do địa phương
quản lý. Đồng thời chịu trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý chất thải
cho
các cơ sở y tế công lập do địa phương quản lý gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y
tế).
- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý về y tế của
Bộ, ngành là đơn vị thường trực, tham mưu cho Bộ, ngành tổ chức triển khai Đề án và theo
dõi, giám
sát,
báo cáo tiến độ thực hiện Đề án lĩnh vực Bộ, ngành quản lý. Đồng thời chịu trách nhiệm lập
báo cáo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế
công lập do Bộ, ngành quản lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và
gửi Bộ Y tế (Cục
Quản lý môi trường y tế).
4. Thông tin, báo cáo
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
gửi Báo cáo nhu cầu đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y
tế công lập do địa phương quản lý để đạt mục tiêu của Đề án về Bộ Y tế
(Cục Quản lý môi trường y tế) trước ngày 15 tháng 02 năm 2013 (theo biểu
mẫu 1, biểu mẫu 2 và biểu mẫu 3).
- Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế gửi Báo
cáo nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đối với cả chất thải rắn,
khí thải và nước thải y tế của đơn vị về Bộ Y tế (Cục Quản
lý môi trường y tế) trước ngày 15 tháng 01 năm 2013 (theo biểu mẫu
1, biểu mẫu 2 và biểu mẫu 3).
- Đơn
vị được giao nhiệm vụ quản lý về y tế của Bộ, ngành gửi nhu cầu
đầu tư/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y
tế công lập do Bộ/ngành quản lý để đạt mục tiêu của Đề
án về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y
tế) trước ngày 15 tháng 01 năm 2013 (theo biểu mẫu 1, biểu mẫu 2 và biểu
mẫu 3).
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm đề
nghị gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát
sinh vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Y tế
(Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, phối hợp giải quyết.
Địa chỉ gửi báo cáo: Cục Quản lý môi trường y
tế -Bộ Y tế (Phòng Môi
trường
cơ
sở
y
tế) - Ngõ 135 Núi Trúc - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: 04.37368160. Fax: 04.37368394./.
Nơi nhận:
-
Như
trên;
- BT. Nguyễn
Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Bộ, ngành
TW: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ KH &ĐT;
Bộ
Xây
dựng; Bộ KH&CN (để phối hợp chỉ đạo, thực hiện);
- Các Vụ, Cục
thuộc Bộ Y tế;
- Lưu: VT, MT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|