TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 63772/CT-TTHT
V/v trả lời chính
sách thuế
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2017
|
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ
Tài chính
Cục thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số
801/PC-TCT ngày 24/8/2017 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc giả Nguyễn
Thị Ánh ở Hà Nội do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến (sau đây gọi
là “độc giả”) hỏi về chính sách thuế. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
1. Về xây dựng định mức nguyên vật liệu
Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của
các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014,
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
+ Tại Điều 4 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông
tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này,
doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên
(giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,
hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa
đã được Nhà nước ban hành định mức.”
+ Tại Điều 14 quy định về hiệu lực thi hành.
Căn cứ quy định trên:
Kể từ ngày 6/8/2015 theo Thông tư 96/2015/TT-BTC của
Bộ Tài chính thì doanh nghiệp không phải tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao
nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất,
kinh doanh vào đầu năm hoặc đầu kỳ sản
xuất sản phẩm. Các khoản chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đáp ứng đủ
các điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày
22/6/2015 nêu trên đều được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế TNDN.
Trường hợp
Công ty độc giả sử dụng các nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa được Nhà nước ban hành định mức thì phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên
liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sẽ không được tính vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định tại Khoản 2.3 Điều 4
Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 nêu trên.
2. Về thời điểm ghi tăng tài sản cố định
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 9 Điều 9 Thông tư
45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định về nguyên tắc trích khấu hao
tài sản cố định:
“Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao
tài sản cố định:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những
TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục
vụ cho người lao động làm việc tại doanh
nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể
chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người
lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây
dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao
cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử
dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt
đầu từ ngày (theo số ngày của
tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện
hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”
Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi
bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày
25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính:
+ Tại Điều 4 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông
tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế.
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2
Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo
quy định của pháp luật
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng
lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh
toán không dùng tiền mặt
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các
trường hợp sau:
…”
Căn cứ các quy định trên, việc trích khấu hao tài sản
cố định và thời điểm ghi tăng tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại
Khoản 9 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính. Khoản
chi phí khấu hao đối với tài sản cố định được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu
đáp ứng các quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ
Tài chính nêu trên.
3. Về hoàn thuế GTGT
- Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:
+ Tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 quy định về thuế suất 0%:
“Điều 9. Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt
công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng
mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ
chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
…”
+ Tại Khoản 20 Điều 4 quy định đối tượng không chịu
thuế:
“...Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế
thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên
ngoài là quan hệ xuất
khẩu nhập khẩu...”
- Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật 106/2016/QH13 ngày
16/04/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 31/2013/QH13:
3. Khoản 1
và khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
…
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường
hợp hàng hóa nhập khẩu
để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt
động hải quan theo quy định của Luật
hải quan...”
- Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP
ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy
định:
“6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Hoàn thuế GTGT
3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp
kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ
300 triệu đồng trở lên thì được
hoàn thuế GTGT theo
tháng, quý;...
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường
hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc
xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan và các
văn bản hướng dẫn.”
- Căn cứ Điểm 4a và Điểm 4b, Khoản 3, Điều 1 Thông tư
số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC
ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư
số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“3. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp
kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu có số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được
hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý
tiếp theo
…
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường
hợp hàng hóa nhập khẩu
sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không
thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số
01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm
phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.
Ví dụ: Công ty thương mại A nhập khẩu 500 chiếc điều hòa từ Nhật Bản và
đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Sau đó Công ty thương mại A xuất khẩu 500 chiếc điều hòa
này sang Campuchia thì Công ty thương mại A không phải tính thuế GTGT đầu ra, số
thuế GTGT của 500 chiếc điều hòa này đã nộp ở khâu nhập khẩu và thuế GTGT đầu
vào của dịch vụ vận chuyển,
lưu kho không được hoàn thuế
mà thực hiện khấu trừ.
Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại B xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc qua
đường mòn, lối mở không thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Công ty TNHH sản
xuất và thương mại B không được hoàn thuế GTGT đối với tinh bột sắn xuất khẩu.”
- Căn cứ Điểm b Khoản 23 Điều 4 Thông tư
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu
thuế GTGT (được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư
130/2016/TT-BTC):
“b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng
sản và chi phí năng lượng trên giá thành được thực hiện theo công thức:
Tỷ trọng trị giá tài
nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm
|
=
|
Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí năng lượng
|
x
|
100%
|
Tổng giá thành sản xuất
sản phẩm
|
…
Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí
năng lượng và giá thành sản xuất sản phẩm căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết
toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.
…”
Căn cứ các quy định trên, do độc giả không cung cấp hồ
sơ tài liệu cụ thể nên Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
- Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản
và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được xác
định theo công thức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC nêu trên.
Trong đó, việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí
năng lượng và giá thành sản xuất sản phẩm căn cứ vào số liệu quyết toán năm trước;
trường hợp công ty độc giả mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước
thì căn cứ vào phương án đầu tư.
- Trường hợp công ty của độc giả nhập khẩu nguyên vật liệu là thép, inox... sau
đó sơ chế thông thường thành sản
phẩm để bán cho các doanh nghiệp chế
xuất thì thuộc trường hợp hàng hóa có
nguồn gốc nhập khẩu để xuất khẩu thuộc đối tượng không được hoàn thuế GTGT theo
quy định tại Điểm 4b Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC nêu trên.
- Trường hợp công ty của độc giả nhập khẩu nguyên vật liệu là thép, inox... sau
đó chế biến thành sản phẩm là các hàng đồ gá, giá để hàng để bán cho các doanh nghiệp chế xuất
thì thuộc trường hợp được xét hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
theo quy định tại Điểm 4a Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Trường hợp cụ thể, đề nghị độc giả liên hệ với cơ
quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử
- Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|