Công văn số 5673/BGDĐT-GDDT về việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ xây dựng Đề án phát triển hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2009-2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 5673/BGDĐT-GDDT |
Ngày ban hành | 08/07/2009 |
Ngày có hiệu lực | 08/07/2009 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Vinh Hiển |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
5673/BGDĐT-GDDT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hiện nay, hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú đã có ở các cấp Trung ương, tỉnh, huyện, cụm xã có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi.
Trên địa bàn 49 tỉnh và thành phố đã có 285 trường Phổ thông dân tộc nội trú, bao gồm: 07 trường Trung ương, 47 trường tỉnh, 231 trường huyện và cụm xã với khoảng 84.000 học sinh. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có con em theo học tại trường Phổ thông dân tộc nội trú. Học sinh Phổ thông dân tộc nội trú chiếm khoảng 5,5% học sinh dân tộc cấp trung học của cả nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông dân tộc nội trú (theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Tuy nhiên, về cơ bản các trường Phổ thông dân tộc nội trú có cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo đáp ứng quy mô đào tạo; chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhiều trường Phổ thông dân tộc nội trú chưa cao; …
Nhằm phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo nguồn nhân lực của sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị ở vùng dân tộc và miền núi trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án phát triển hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2009 – 2015 để trình Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là: Củng cố và phát triển mạng lưới trường Phổ thông dân tộc nội trú ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo thu hút 6,5% học sinh dân tộc cấp trung học của từng huyện vào năm 2015, các huyện thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ có từ 10.000 người dân tộc thiểu số trở lên đều có trường Phổ thông dân tộc nội trú; phân luồng đào tạo và dạy nghề truyền thống cho học sinh Phổ thông dân tộc nội trú tại một số địa phương; mở các lớp tập huấn hằng năm cho cán bộ, giáo viên; từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng trường chuẩn quốc gia cho các trường Phổ thông dân tộc nội trú.
Để đảm bảo Đề án đáp ứng được nhu cầu củng cố, phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cung cấp các số liệu cần thiết về thực trạng và nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất của hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú ở địa phương (Xin gửi kèm theo đây 03 biểu mẫu số liệu). Các thông tin, số liệu xin gửi về Vụ Giáo dục dân tộc – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội trước ngày 30/7/2009.
Địa chỉ gửi Mail: nvhungdt@moet.gov.vn; lexuyengddt@yahoo.com.vn
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU SỐ 1
UBND TỈNH, TP …
BÁO CÁO THỐNG KÊ SỐ LIỆU HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT NĂM HỌC 2008-2009
TT |
Trường PTDTNT |
Số trường |
Số lớp |
Học sinh PTDTNT cấp THCS |
Tổng số học sinh dân tộc cấp THCS toàn tỉnh |
Học sinh PTDTNT cấp THPT |
Tổng số học sinh dân tộc cấp THPT toàn tỉnh |
Ghi chú |
||||
Tổng số |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
|||||||||
Có học bổng |
Không có học bổng |
Có học bổng |
Không có học bổng |
|||||||||
1 |
Huyện, cụm xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày … tháng … năm 200 |
BIỂU SỐ 02a
UBND TỈNH, TP …
BÁO CÁO THỐNG KÊ CSVC TRƯỜNG PTDTNT TỈNH VÀ HUYỆN HIỆN CÓ
TT |
Trường PTDTNT (**) |
Phòng học và phòng bộ môn |
||||||||||||||||||||||
Hiện có |
Còn thiếu cần đầu tư (*) |
Yêu cầu vốn đầu tư (Triệu đồng) |
||||||||||||||||||||||
Tổng số phòng |
Trong đó |
Trong tổng số |
Tổng số phòng |
Trong đó |
||||||||||||||||||||
Phòng học thông thường |
Phòng học bộ môn |
Kiên cố |
BKC xuống cấp nặng (1) |
Tạm thời (2) |
Nhờ mượn (3) |
Phòng học thông thường |
Phòng học bộ môn |
|||||||||||||||||
Vật lý |
Hóa học |
Sinh học |
Công nghệ |
Tin học |
Ngoại ngữ |
Phòng thiết bị |
Vật lý |
Hóa học |
Sinh học |
Công nghệ |
Tin học |
Ngoại ngữ |
Phòng thiết bị |
|||||||||||
1 |
Trường PTDTNT tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Trường PTDTNT huyện … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: (*) Còn thiếu so với quy định trong Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn QG; Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học; Quy định về phòng học bộ môn; Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT.
(**) Thống kê đầy đủ các trường PTDTNT của địa phương, kể cả các trường đã thành lập trong năm 2009 (các hạng mục đang hoặc sẽ xây dựng theo Đề án đã phê duyệt được tính là đã có)
(1) Phòng bán kiên cố xuống cấp nặng: là các phòng thuộc công trình/nhà được phân cấp IV (theo quy chuẩn XDVN 1997- Chương 8, Phần III, Điều 8.4). Bao gồm các phòng có hệ kết cấu vì kèo bằng gỗ hoặc tre đã mục nát, tường xây gạch 110 mm bổ trụ hoặc tường 220 mm đã rạn nứt nhiều chỗ ảnh hưởng đến độ vững chắc, mái lợp ngói fibrô xi măng hoặc tôn đã bị rỉ ăn mòn, rạn nứt, dột nát. Có thời hạn sử dụng trên 20 năm.
(2) Phòng tạm thời: a. Các phòng được làm từ cây tre, tranh tre, nứa lá.
b. Phòng có kết cấu cột, vì kèo bằng tre, gỗ; mái lợp bằng lá, fibrô xi măng, ngói hoặc tôn; vách làm bằng phên tre, nứa, gỗ ghép, tróc xì vôi sơn, tường trình bằng đất, lắng vữa xi măng hoặc lát gạch chỉ.
c. Phòng được xây bằng gạch nhưng không đảm bảo quy định về diện tích, chiều cao, cửa đi, cửa sổ quá nhỏ, không đủ ánh sáng.
(3) Phòng nhờ, mượn: là nơi các trường hiện đang phải mượn của đình, chùa, nhà dân, kho hợp tác xã, …, để làm chỗ học, phục vụ học tập, hành chính quản trị, nhà ăn, bếp, vệ sinh …, thực sự cần phải có phòng thay thế